Hello world!

July 12, 2009

Welcome to WordPress.com. This is your first post. Edit or delete it and start blogging!

Thông báo quan trọng!

May 23, 2009
VÌ LÝ DO TRỤC TRẶC KỸ THUẬT

THÔNG TẤN XÃ VÀNG ANH TẠM ĐÓNG CỬA TRONG MỘT THỜI GIAN

Bauxit Tây Nguyên: Nghe và thấy. Thư tướng Giáp 2. Bài báo hội thảo bị gỡ.

April 9, 2009

Bauxit: Nghe và thấy

Sét đánh cửa Quảng Đức điềm báo mất tỉnh Đăk Nông, và mất độc lập?
Đại tướng Giáp và di nguyện cuối cùng…


Cờ của công ty Nhất An – Trung Quốc

P/S 1: Đề tài bauxit này chắc hẳn mọi người đã nghe, đã đọc chán phè rồi. Ở đây, mình chỉ khẳng định lại một lần nữa với chính mình thôi.

Chú ý: Nghe ở đây là những thông tin chính thức từ Đảng và Chính phủ (làm báo thì phải nghe thông tin chính thức); và Thấy là những gì mình đã tận mắt thấy cách nay 2 ngày.

Nghe: Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam (TKV) chỉ đạo chủ đầu tư triển khai các dự án khai thác bô-xít – alumin. TKV có thể mời tập đoàn Alcoa (Mỹ) tham gia cổ phần vào dự án Nhân Cơ với tỷ lệ đến 40%; mời tập đoàn luyện kim Vân Nam (Trung Quốc) tham gia vào dự án Tân Rai (Lâm Đồng) với tỷ lệ không quá 20%.

Thấy: Tại công trường khai thác bauxit Lâm Đồng ở Bảo Lâm, mấy cái bảng chỉ dẫn ghi tên TKV, còn bao quanh công trường là rợp trời cờ của Công ty Nhất An viết bằng tiếng Hoa.

Hỏi người dân xung quanh xem công trường này do ai làm, họ trả lời gọn lỏn: Trung Quốc.

Tại công trường Nhân Cơ (Đăk Nông), mấy quán caphê xung quanh mở tòan nhạc Trung Quốc. Hỏi thì được biết đấy là băng đĩa của các công nhân Trung Quốc để luôn ở quán để phục vụ họ mỗi tối giải trí.



công nhân TQ ở Bảo Lâm, Lâm Đồng

Nghe: Những khu vực có trữ lượng quặng bauxit thì bên trên không có cây nào mọc được. Khu vực chuẩn bị khai thác bauxit hoàn toàn là đất trống, đồi trọc, xa khu dân cư. Việc khai thác sẽ không ảnh hưởng đến môi trường, không tổn hại rừng cũng như việc canh tác của người dân.

Thấy: Quanh công trường ở Bảo Lâm là những rừng thông xanh ngút mắt, là chợ, là thị trấn, đất xới lên đỏ tươi như thịt, tơi mịn như bột… Những cây thông trong hình này chắc sẽ chẳng còn “giữa trời mà reo” được bao lâu nữa, thương quá.

Nghe: Thông tin chính thức cũng cho biết là việc khai thác sẽ được làm theo kiểu cuốn chiếu, hết khu vực này sẽ chuyển sang khu vực khác.

Thấy: Đi dọc đường thấy rừng đang bị phá một cách qui mô để làm đường mà lo cho… đời con mình quá.



Nói vậy là vì chẳng thể tin được vào cái công nghệ “bóc lớp đất mặt bỏ sang một bên, rồi lớp đất tầng đưới bỏ sang một bên, lấy quặng ra rồi lấp lại, bồi bổ lại cho đất tốt hơn” giống như lấy đồ trong ngăn kéo rồi đóng lại.

Chỉ cần nhìn mấy cái lô cốt ở SG sau đi được dỡ đi để lại mặt đường vá chằng vá đụp thì biết, nói chi tới các phân tích khoa học. Cũng chẳng thể tin công nghệ kết tủa quặng bauxit sẽ chẳng có tí chất thải nào. Cứ nhìn các dòng sông ở Sài Gòn, Hà Nội, Đồng Nai… thì biết.

Cả thượng nguồn sông Đồng Nai cũng từ đây.
Bao giờ thì bùn đỏ chảy vào đó?


Cái hồ rất đẹp này ở Nhân Cơ (Đăk Nông)
cũng sẽ chẳng mấy lúc nữa mà biến mất


Một chuyến dã ngoại, về nghe lòng đau. Chỉ có hoa gạo là vẫn vô tư nở giữa núi rừng, không biết đến những hiểm họa đã đến sát tận gốc.

Cùng ngày tụi mình đi coi TQ khai thác bauxit ở Tây Nguyên, ngắm cảnh và nghe lòng đau này, báo TT có đăng lại một tin của TTXVN về Tổng bí thư Đảng CS VN tiếp một ông quan nào đó của TQ, và bảo rằng:

“TQ và VN mãi mãi là láng giềng tốt, anh em tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt”

Mình đọc tin đó lại nhớ đến một bài học thuộc lòng đầu tiên trong đời mình ở lớp mẫu giáo mà đến giờ còn nhớ vài câu

“Thằng giặc bành trướng
Tên nó làm sao
Mặt nó thế nào
Ai mà biết được
Từ bên Trung Quốc
Nó đánh sang ta
Đầu thì trọc
Áo thì hôi
Ôi eo ôi…”

Mình quên mất rồi, bài dài lắm và kết thúc bằng câu

“Ta đánh cho nó
Vắt chân lên cổ”.

Ấy là năm 1979.

Hôm nay TTXVN lại đưa tin: Phó chủ tịch nước VN tiếp Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, và bảo rằng VN và TQ sẽ hợp tác toàn diện, cả kinh tế lẫn quân sự, và sẽ trao đổi các binh đoàn…

Không biết chuyện gì đang xảy ra thế nhỉ.

Hôm ở Tây Nguyên về, mấy người bạn của mình sau hồi lâu bâng khuâng đã thở dài bảo: Ừ, trời đất sinh ra rừng biển đâu có cái biên giới nào…

Không biết chuyện gì sắp xảy ra thế nhỉ.

P/S 2: Cám ơn VangAnh nhé. Những chỉ dẫn của VangAnh đã dẫn bọn tớ đi trúng phóc, không lạc đường tẹo nào.


Nấm

Bài báo về hội thảo trên VNN đã bị gỡ





Phóng sự đặc biệt: Cảnh công trường khai thác Bauxit Nhân Cơ

Cảnh báo nghiêm trọng về Yume

Video, hình ảnh quay lén khu TQ khai thác bauxit ở Tây Nguyên

Video: Một cảnh cưỡng chế

Cấm hay không cấm cuốn Ma Chiến Hữu?

Obama là 1 tổng thống tồi…

journalismCông cụ thống kê và báo cáo web

Phóng sự đặc biệt: Cảnh công trường khai thác Bauxit Nhân Cơ

April 6, 2009

bạn nào chưa đọc thì vào links

Sét đánh cửa Quảng Đức là điềm báo mất tỉnh Đăk Nông
và nhà nước CHXHCN VN mất độc lập?


Chuyến xe đò cuối cùng đưa chúng tôi đến Đắc Nông lúc trời chạng vạng tối, khung cảnh của nóc nhà Đông Dương đây sao? Có một vẻ gì đó trầm mặc, u uất làm những cư dân trẻ của Sài Gòn chúng tôi bỡ ngỡ. Bên đường là những cánh rừng trơ trụi, những ngọn đồi trọc chơ vơ thoắt ẩn hiện trong bầu trời nhá nhem.

Bây giờ đang là những ngày đầu tháng tư, Đắc Nông phơi bày một vẻ ngổn ngang giống như một đại công trường đang thi công cẩu thả.

Dọc theo quốc lộ 14, đâu đâu cũng thấy sự bừa bộn bởi nạn đào bới và san lấp. Hai bên đường, những lớp đất đá khô cằn vừa bị cày bật lên. Người ta đang làm một con đường rất lớn để phục vụ cho những đoàn xe tải rầm rộ chạy hối hả ngày đêm . Thiên nhiên đang bị những bàn tay thô bạo của con người tàn phá…


Trụ sở Công ty Cổ Phần Alumin Nhân Cơ
nơi được giao dự án thăm dò & khai thác Bauxite

Xuống xe ở thị xã Nhân Cơ, trời tối mịt. Chúng tôi ghé tìm nhà dân xin ngủ lại qua đêm. Những ngày này, nghe nói tình hình Đắc Nông khá căng thẳng, đặc biệt tại xã Nhân Cơ – nơi dự án Bô-xít đang được triển khai.

Vì là những người lạ, nên đi đến đâu chúng tôi cũng bắt gặp những ánh mắt dõi theo, những cái nhìn không hiểu vì tò mò hay dò xét. Trước khi đến đây, tôi cũng đã nghe nhiều lời cảnh báo từ bạn bè về một vùng đất – nơi người dân luôn được tuyên truyền phải “đề cao cảnh giác”, “tố giác tội phạm”, và “chống kẻ địch”…


Đội thăm dò Bauxite nằm ngay gần đó, nhưng không ai được vào


Toàn cảnh công trường xây dựng nhà máy rộng 200 ha


Cơn mưa bắt đầu nhỏ hạt, chúng tôi tìm được nhà một người dân tốt bụng cho tá túc qua đêm. Khi cơn mưa nhẹ trái mùa chấm dứt, hơi đất bốc lên, một mùi hương đằm thắm nồng nàn.

Cách quốc lộ 14 vài trăm mét chúng tôi thấy một công trường đèn điện sáng quắc với những ánh đèn xe tải qua lại nhộn nhịp. Hỏi ra mới biết, chúng tôi đang đứng rất gần nơi dự án Bô-xít đang được triển khai.

Nghe kể lại rằng, có lúc công trường hoạt động gấp rút cả ngày lẫn đêm cho kịp tiến độ. Khi ấy, người dân quanh đây không đêm nào ngủ được bởi tiếng ồn của máy ủi đất, xe tải nặng… . Nhà cửa cứ rung rinh khi có từng đoàn xe tải chở đất đá đi qua.


hồ nước này, và những vùng xung quanh sẽ được quy hoạch
làm hồ chứa bùn đỏ và nước thải Bauxite rộng đến 300 ha.
“Quả bom bùn triệu tấn” sẽ được đặt ở đây

Đêm xuống, khí lạnh từ cao nguyên tràn về, chúng tôi thiếp đi vì mệt mỏi sau chuyến đi khá gian khổ vì xe đò nhồi nhét quá nhiều người.

Ánh nắng ban mai rọi vào làm căn nhà gỗ sáng rực, chúng tôi cũng lần lượt thức giấc. Buổi sáng Tây Nguyên thật tuyệt, bầu trời trong xanh, nắng dịu.

Đứng ngay vị trí đêm qua, chúng tôi ngước nhìn về phía công trường cách chừng nửa cây số. Dưới ánh sáng ban ngày, hiện ra cả một vùng đất đỏ rộng lớn bị san bằng, trơ trụi và lạc lõng, bao quanh là ít mảng xanh còn xót lại. Từng chuyến xe tải qua lại thực hiện nốt những công đoạn cuối cùng của quá trình san lấp.

Đứng từ xa, có thể thấy được sự quy mô của công trình. Chỉ còn vài ngày nữa, người ta sẽ khởi công xây dựng trên đó một nhà máy luyện Ocid Nhôm rất lớn, có thể hết năm nay sẽ đi vào hoạt động.

Tạm biệt người chủ nhà tốt bụng, chúng tôi đi bộ ra chợ Nhân Cơ (huyện Đăk Rlấp). Mặc dù là trung tâm thị xã, nhưng đời sống của người dân không có vẻ sung túc. Chi phí sinh hoạt cũng khá đắt đỏ so với thu nhập bình quân đầu người. Ở đây, họ sống chủ yếu bằng nghề trồng tiêu, trồng cafe… Không biết mai này, khi đất đai trồng trọt không còn, họ s
ẽ sống ra sao ?


Công trường xây dựng nhìn gần


Ghé chân tại một quán nước đông đúc ven đường, chúng tôi chia nhau bắt chuyện với những người dân địa phương. Vượt qua sự nghi ngại ban đầu, người dân nơi đây dễ dàng cởi mở cùng bạn. Họ nói chuyện một cách hồn nhiên, vui vẻ và sẵn sàng trả lời những thắc mắc của bạn.

Ở đây, hiếm thấy ai dùng từ “Bô – xít”, mà thay vào đó là từ “Alumin” hoặc “quặng nhôm”, có lẽ trong quá trình tuyên truyền, chính quyền địa phương cảm thấy “kỵ húy” với từ Bô-xít chăng ?

Theo li tường thuật của người dân, công trường phía bên kia thuộc Công ty CP Alumin Nhân Cơ, được tiến hành xây dựng đã 3 năm nay. Chính quyền địa phương đã giải tỏa hàng trăm hộ dân để lấy đất phục vụ cho dự án xây dựng nhà máy rộng 500 ha này. Rồi đây, khi chính thức đi vào hoạt động, có lẽ cả vùng Nhân Cơ cũng như toàn tỉnh Đắc Nông này sẽ biến thành một đại công trường ngổn ngang và ô nhiễm.


Đứng từ con đường đang thi công nhìn vào
một vùng đất được san bằng hiện rõ

– “Sống không được thì bỏ đi chỗ khác thôi, mình là dân mà, ô nhiễm thì cho mấy ông nhà nước ở với nhau”, một bác xe ôm cười buồn nói tiếp “Nói thiệt, tui bỏ quê lên đây rồi, giờ nó đuổi chẳng biết đi đâu”.

– Một anh thanh niên khác lớn tiếng “ĐM, nó hứa xây nhà máy bự để cho mình có công ăn việc làm, rốt cuộc toàn cha con tụi nó làm với nhau”, hóa ra anh này đã xin vào làm công nhân khai thác Bô-xít, nhưng không được nhận.

Nghe kể, có thời gian nhà máy tuyển công nhân để đào tạo, bán ra trên 2.000 hồ sơ, mỗi hồ sơ chỉ vỏn vẹn vài tờ giấy mà đội giá lên đến 50.000 đồng/hồ sơ, cuối cùng chỉ nhận khoảng 400 công nhân là chỗ thân quen được gửi gắm vào. Được biết, khá đông con cái cán bộ địa phương cũng được cử sang Trung Quốc đào tạo tay nghề bằng ngân sách nhà nước.

“Thôi, cứ lo miếng cháo qua ngày đã, tới đâu hay tới đó”. Những người khác đồng tình bằng cách lặng im. Có lẽ, nỗi lo cơm áo gạo tiền đã làm mất dần ý thức phản kháng của họ. Không biết nói gì thêm, chúng tôi cùng im lặng, ánh mắt mọi người hướng về phía bên kia con đường, lâu lâu có vài gã chuyên gia Trung Quốc nghênh ngang đi qua, đưa đôi mắt xấc xược nhìn vào…

Rời khỏi quán, chúng tôi rẽ về phía công trường ngay gần đó. Con đường dẫn vào nhà máy vẫn chưa làm xong,còn ngổn ngang bừa bộn. Đứng ở con đường này mới có được cái nhìn bao quát về vùng đất phía bên kia, nơi đang oằn mình vì đào xới. Trước mắt là cả một vùng đất rộng đến 200 ha bị san phẳng, màu đất đỏ rực lên trong cái nắng chói chang, nhìn vô duyên, lạc lõng với khung cảnh Tây Nguyên đồi núi chập chùng.

Đâu đó vẫn có cảm giác yên bình của buổi trưa hè, tiếng ve lao xao, rạo rực….


hoa núi rừng

Vẫn còn nhìn thấy màu xanh của những vườn cafe, những trảng cỏ dại… nằm rải rác xung quanh, như đang thoi thóp vì cô quạnh. Vài nóc nhà thấp tè lọt thỏm trong mảng xanh hiếm hoi còn xót lại, nghe nói đó là những hộ dân chưa chịu di dời vì không chấp nhận giá đền bù quá rẻ mạt. Có lẽ họ cũng sớm di dời nay mai, vì mảnh đất đó sẽ bị người ta biến thành vùng hồ chứa bùn đỏ ô nhiễm.

Theo quy hoạch, hồ chứa này rộng đến 300 ha, hàng năm người ta thải ra đây khối lượng lên đến 11 triệu tấn bùn đỏ và nước thải. Khi ấy, “quả bom bùn triệu tấn” cứ treo lơ lửng trên đầu cả vài chục triệu người miền Nam dưới đồng bằng, hạ lưu các con song bắt nguồn từ Tây Nguyên này.

Còn với người dân quanh đây, có cố gắng bám trụ thì đất của họ cũng chỉ là vùng đất chết mà thôi.

những lán trại tạm bợ là nhà ở của Công nhân đào đất Việt Nam
nằm sâu trong khu vực nhà máy

Khổ thì chỉ có người dân là khổ, còn cán bộ địa phương thì giàu lên thấy rõ. Khi vừa nghe tin dự án Bauxit sẽ được triển khai, cán bộ ùn ùn kéo nhau đi mua đất. Nhà gỗ, nhà gạch mọc lên như nấm, có người làm một lúc cả chục căn nhà. Rồi cây cối cũng mọc lên theo, có nơi hàng chục ngàn cây được trồng với mật độ cách nhau chỉ 10-15cm/cây (???). Chỉ trong một đêm, đất nông nghiệp được biến thành đất thổ cư, có sổ đỏ đàng hoàng.

Xây cất xong, cứ bỏ hoang đấy để chờ giải tỏa. Chẳng mấy chốc, ngân sách Nhà nước chi phí cho việc đền
bù, giải phóng mặt bằng bị đội lên hàng chục tỷ đồng, cũng bởi những ông quan giỏi trục lợi từ tiền thuế của dân này.

Sau lưng trụ sở Công ty Cổ Phần Alumin Nhân Cơ
khu nhà dành cho người Trung Quốc, có xe buýt đưa rước


Vừa đi vừa quan sát, chúng tôi càng cảm nhận được sức nóng hầm hập của một vùng đất đang bị tàn phá.

Lâu lâu có những chiếc xe biển số xanh của nhà nước chở chuyên gia Trung Quốc chạy ngang qua, họ vênh váo bấm còi, phóng xe bạt mạng, miệng la lối giành đường bằng thứ tiếng nửa Tàu, nửa Việt tục tĩu….

Thấy chúng tôi không giống người địa phương, họ đưa những cái nhìn đầy thách thức, có gã phun bãi nước bọt xuống đất, miệng cười khinh bỉ. Máu nóng dồn lên mặt, gan sôi như lửa đốt, anh bạn đi cùng không giữ được bình tĩnh, cui xuống vớ lấy một cục đá rất to. Trong tích tắc, những người khác nhanh chóng giữ chặt tay anh ta lại. “Đừng, không đáng đâu !” – Một người vội hét lên.

Tôi sẽ không bao giờ quên được hình ảnh này, người bạn vốn hiền lành như cục bột, bỗng chốc trở nên khác hẳn, đôi mắt giận giữ đỏ bừng như hai ngọn lửa, bàn tay run run vẫn còn nắm chặt hòn đá, những hạt đất đỏ vỡ ra, rơi xuống trong tiếng cười khả ố của bọn Tàu vừa bỏ đi…


Quá trính san lấp vẫn đang tiến hành…


Chúng tôi lại tiếp tục đi, một người đứng chụp hình, những người còn lại che chắn, cảnh giác.


Vì là buổi trưa nắng, cho nên người qua lại không nhiều. Nhưng vẫn có cảm giác hồi hộp bởi những cái nhìn bất thường, hay những ánh mắt dò xét nấp trong vài quán nước tạm bợ xung quanh.

Tình hình e có điều gì không ổn, chúng tôi liền vờ như quay trở lại, khi thoát khỏi tầm quan sát của những người “khả nghi”, cả nhóm nhanh chóng rút vào một vườn cafe gần đó tìm cách đi tiếp.

Nhận thấy đi đường chính khó có thể vào sâu thêm được, quan sát kỹ địa hình, chi còn cách là theo nương rẫy của người dân để tiếp cận gần hơn khu vực nhà máy.

Đường mới hơi khó đi, vì nương rẫy bị bỏ hoang đã lâu, cỏ mọc ngang đầu, che phủ hết lối đi. Một đám thư sinh quen với việc ngồi ghế giảng đường ĐH, bỗng chốc phải “trèo đèo, lội suối” cũng nảy sinh lắm chuyện, những kỷ niệm thật buồn cười.

Những giống cỏ dại chưa bao giờ gặp cứa vào khắp chân tay, hầu như ai cũng mang vài vết xước trên người, nhưng sợ nhất vẫn là rắn và bò cạp. Lâu lâu cô bé đi cùng hét lên oai oải vì … bị một con sâu lạ bám vào vai.


Khu nhà đang xây dành cho các Chuyên gia Trung Quốc

Qua khỏi bãi nương rẫy, chúng tôi đến một khoảng đất trũng, giống như một đầm lầy. Không biết nước từ đâu chảy về đỏ ngầu, bẩn thỉu làm chúng tôi thấy rợn rợn. Có lẽ nguyên nhân chính là do quá trình xây dựng nhà máy đã làm cho nguồn nước biến đổi.

Lội qua dòng nước, cảm giác ngứa ngáy lan khắp chân tay, lớp đất mềm ở đây lún xuống khá sâu, rất khó nhấc chân lên, đúng như có người đã nói, đất Tây Nguyên rất “yêu” người.


nguồn nước bị ô nhiễm, lội qua rất ngứa

Vượt qua bãi đất trũng, chúng tôi phải trèo lên 1 ngọn đồi thấp, nơi đang được tiến hành san phẳng. Đất đỏ đang bị bào mòn trơ lên sỏi đá, lác đác vài đống cỏ dại vươn mình. Những lớp đất đỏ bị nước lũ xói mòn tạo thành những rãnh sâu đến cả chục mét trên triền đồi.

Trèo mãi mới lên đến đỉnh, thật ngỡ ngàng khi trước mắt chúng tôi là cả một vùng đất bị san bằng, rộng, dài cứ tưởng chừng như bất tận, sự đại quy mô của công trình. Màu đất đỏ rực, phẳng lỳ tương phản hoàn toàn với khung cảnh Tây Nguyên vốn nhấp nhô, khúc khuỷu.


Cận cảnh một vùng đất bị san bằng

Trên vùng đất vừa được san bằng này, những đoàn xe nối đuôi nhau thực hiện nốt những công đoạn cuối, chờ ngày chính thức khởi công xây dựng nhà máy luyện Ocid Nhôm. Ở đây chỉ mới làm xong trụ sở công ty Nhân Cơ, những khu nhà ở cho chuyên gia Trung Quốc và các lán trại cho công nhân Việt Nam.

Nếu đúng như kế hoạch, thì cuối năm nay hoặc đầu năm sau nhà máy sẽ đi vào hoạt động,cho sản lượng 1,2 triệu tấn/ năm, và khi sản phẩm đầu tiên được cho ra đời, đó cũng là ngày đặt dấu chấm hết cho mảnh đất Nhân Cơ màu mỡ này.

Kế đến, sẽ là cả Đắc Nông – nơi có lượng Bô-xit cao nhất bị đào bới tan hoang, kéo theo cả một Tây Nguyên chết chóc, và cả miền Nam phải gánh chịu hậu quả ô nhiễm khôn lường…

Chúng tôi rùng mình khi nghĩ đến điều đó, các thế hệ sau buộc phải gánh chịu những di họa từ thế hệ trước.

Dưới chân chúng tôi là nơi dự tính làm hồ chứa bùn đỏ, thử tưởng tượng với nạn khai thác ồ ạt, liệu sau 10-15 năm nữa nó có còn đủ sức chịu đựng, bao bọc cho Tây Nguyên hay không ?

Nếu xảy ra vỡ đập thì hậu quả không thể lường trước được. Thảm họa ấy còn kinh khủng hơn khi Đắc Nông với địa hình dốc, là thượng nguồn cùa 2 dòng sông chính Mê Kông và Đồng Nai… Cứ thế, “Quả bom bùn 20 triệu tấn” cứ treo lơ lửng trên đầu đất nước Việt Nam, chờ ngày phát nổ.


Những rãnh đất bị sói mòn gần nhà máy, sâu đến chục met

Đứng một hồi lâu, chúng tôi quay trở lại con đường cũ. Nỗi ám ảnh về một Tây Nguyên khô hạn, chết chóc cứ bám theo suốt quãng đường còn lại, cho tới khi về đến nơi trú chân.

Chiều Tây Nguyên đìu hiu, vắng lặng. Bầu trời u uất nỗi buồn, xung quanh bốn bề núi non trùng điệp, xa xa những ngôi nhà leo lét ánh đèn ! Bữa cơm tối thân mật với người chủ nhà tốt bụng, lâu lâu có tiếng cười nói bật ra gượng gạo.

Đêm thứ hai ngủ lại Đắc Nông, ai cũng trằn trọc, bâng khuâng. Bất chợt anh bạn cười òa một cách thích thú, gửi cho mọi người xem tin nhắn SMS từ Sài Gòn, đại ý là ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu dừng ngay lập tức dự án Bô-Xit Tây Nguyên. Tiếng cười đùa, bình luận lại vang lên, xua đi nỗi lòng nặng trĩu, hóa ra tin Cá Tháng Tư.

Cũng lạ thật, đa số người ta dùng ngày Cá Tháng Tư để vui đùa tếu táo, còn những người VN chúng ta lại chọn ngày Cá Tháng Tư để nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình.

Chúng tôi chìm dần vào trong giấc ngủ, trong đầu vẫn ám ảnh một màu đỏ của đất Tây Nguyên…


Nhóm PV CLB NBTD

Sét đánh Lễ tế Đàn Xã Tắc và Cửa Quảng Đức điềm báo điều gì?

Video, hình ảnh quay lén khu Trung Quốc khai thác bauxit ở Tây Nguyên

Đại tướng Giáp và di nguyện cuối cùng…

Video: Một cảnh cưỡng chế

Cảnh báo nghiêm trọng về Yume

Obama là 1 tổng thống tồi…

journalismCông cụ thống kê và báo cáo web

Obama là 1 tổng thống tồi…

January 21, 2009

Bạn nào chưa xem thì vào links

Lòng yêu nước…là gì?

Triết gia thế kỷ 20, Karl Popper, nói “Chế độ dân chủ là chế độ mà nó cho phép người dân có thể lật đổ chính quyền bằng ôn hòa.”

Người dân Mỹ có thể phê phán, thậm chí lật đổ chính quyền cứ mỗi định kỳ 4 năm nhưng dân chúng Mỹ luôn bảo vệ nền Dân Chủ. Đó là điều tối thiểu mà dân chúng Mỹ hành động để giúp cho xã hội tồn tại và phát triễn.

Người dân lật đổ chính quyền liên bang Mỹ một cách ôn hòa thông qua lá phiếu của mình. Cụ thể là người dân Mỹ sẽ thay đổi toàn bộ Hành Pháp, gần như toàn bộ Lập Pháp, tiếp sau đó là Tư Pháp. Thể chế dân chủ Mỹ luôn cho người dân Mỹ thực hiện điều này thường xuyên với 2, 4, hoặc 6 năm theo định kỳ.


Sau cuộc bầu cử 2008, tất nhiên không ít người Mỹ đã thất vọng vì sự đắc cử của Thượng nghị sĩ Obama. Không ít người dân Mỹ cho rằng Obama là một kẻ tồi tệ, không xứng đáng đứng vào chức vụ tổng thống lãnh đạo đất nước Hoa Kỳ.


Nhưng dù nhận định trên đúng hay sai thế nào thì trong vòng 4 năm hay 8 năm tới, Obama sẽ trở thành một tổng thống cần bị hạ bệ. Đó là truyền thống của nền dân chủ Mỹ và đó là giá trị của nền dân chủ Mỹ.


Nền dân chủ Mỹ không thích tung hô thần thánh lãnh đạo, mà ngược lại dân chúng Mỹ rất mau chóng chán những nhà lãnh đạo.

Bởi trong đất nước dân chủ, người dân không thích nhà cầm quyền đặc quyền cai trị muôn năm, người dân luôn thích thử thách và trao cho chính quyến cùng người cầm đầu nó nguy cơ sẽ luôn đối diện với sự truất phế.

Bởi trong nền dân chủ, cho dù người lãnh đạo đó có sáng suốt đến đâu, chính quyền đó có làm tốt như thế nào, và dù người dân có được một cuộc sống sung túc vào bậc nhất trên hành tinh vào thời kỳ đó… thì nhà lãnh đạo đó cũng không được giữ lại để tôn thờ, mà chính quyền đó vẫn cần phải được thay thế bằng 1 chính quyền mới tiến bộ hơn.

Đó là đặc điểm của nền Dân Chủ rất khác xa với chế độ độc tài…


Ở một chế độ độc tài…
nơi người dân bị bắt buộc phục tùng vô điều kiện với một chính quyền làm việc kém hiệu quả… nơi người dân phải tung hô thần thánh hóa những kẻ cầm quyền vơ vét tài sản quốc gia cho riêng mình xuyên qua nhiều thập niên cai trị, mặc cho dân chúng sống đời sống khốn cùng… nơi người dân phải chịu nô lệ hóa tư tưởng và nô lệ hóa số phận… Cái được gọi là nhà nước và nhà cầm quyền ở đó không thực chất là một “CHÍNH QUYỀN”, nơi mà vì sự tồn vong của 1 chế độ XH mà nhà nước bắt người dân phải chịu phục vụ và chịu phục tùng, hơn là nhà nước phải phục vụ nhân dân.

So với nhiều nước độc tài trên thế giới, những người dân Mỹ may mắn hơn nhiều, vì nước Mỹ được sống trong một xã hội tự do Dân Chủ đích thực. Người Mỹ không bị chính phủ ràng buộc tư tưởng văn hóa, chính trị, tôn giáo. Người Mỹ không bị gắn liền số phận của họ vào số phận tồn vong của 1 Đảng cầm quyền.

Một tổng thống Mỹ có thể bị dân chúng kiện tụng và bị gọi truất phế bãi nhiệm. Chính quyền của 1 Đảng chính trị có thể bị lật đổ mỗi nhiệm kỳ 4 năm, nhưng nước Mỹ và dân tộc Mỹ vẫn tồn tại phát triển thịnh vượng.

Nhưng Người Mỹ không bao giờ thỏa mãn.


Trong 1 nền dân chủ thì
người dân Mỹ luôn muốn tìm những điểm sai của nhà cầm quyền để phê phán.

Điều đó có nghĩa, dù tất cả mọi chính quyền khác trên thế giới đều tồi tệ, mà chính quyền dân chúng Mỹ đang sống có một điểm hơi tồi tệ tương đồng, thì điểm hơi tồi tệ đó vẫn bị phê phán và chỉ trích đến cùng. Bởi người dân Mỹ buộc chính quyền phải sửa đổi tốt hơn chứ không chấp nhận một ngụy biện nào cho lỗi lầm của chính phủ.

Trong lịch sử phát triển, tuy người dân Mỹ phê phán một chính quyền tồi tệ và phê phán người đứng đầu chính quyền tồi tệ… nhưng người dân Mỹ vẫn không bác bỏ nền dân chủ vì nền dân chủ đã luôn cho xã hội Mỹ cơ hội thay đổi truất phế cái chính quyền cùng người cầm đầu mà người dân không mong muốn nữa.

Sự thay đổi chính quyền được thực thi trong vòng bầu cử 4 năm để cho ra đời 1 nhà lãnh đạo mới. Sự quan trọng của bầu cử Mỹ không phải là chọn ra được một lãnh đạo xuất sắc, mà là thực thi quyền của người dân được lựa chọn lãnh đạo.


Có nhiều thông tin sau cuộc bầu cử đưa ra những thống kê đa số người da đen ủng hộ Obama, đa số người đi bầu lần đầu ủng hộ Obama, đa số người trẻ ủng hộ Obama, đa số thu nhập dưới 100 nghìn USD/năm ủng hộ Obama, đa số phụ nữ ủng hộ Obama …

Cho dù người bầu cho Obama là ai thì lá phiếu của người đó cũng đại diện cho cá nhân họ, và nhân quyền của từng người, giá trị của từng lá phiếu cũng công bằng như mọi người khác.

Quan trọng hơn hết không phải ai là người đã ủng hộ cho Obama, mà quan trọng Obama là ai? chính quyền sắp tới sẽ làm việc tốt không?

Từ hôm nay ngày Obama nhận chức tổng thống cho đến 4 năm tới, người Mỹ bất cứ lúc nào và bất cứ ai cũng có thể phê phán sự tồi tệ của Obama và chính quyền mới. Điều đó thật tuyệt vời cho những người Mỹ. Và nó còn tuyệt vời hơn khi nếu như những người đã từng bầu phiếu cho Obama chợt nhận ra rằng ông chỉ là 1 tổng thống tồi mà họ không mong đợi…Trong điều kiện xấu nhất xảy ra nền dân chủ Mỹ sẽ đảm bảo quyền lợi cho người dân Mỹ có cơ hội truất phế Obama hoặc đợi kiên nhẫn để thay đổi gạch phứt tên tổng thống tồi Obama ra khỏi nhà trắng ở 4 năm sau.

Không còn gì tuyệt vời hơn! Lật đổ chính quyền không phải là 1 cơ hội mà chắc chắn là người dân Mỹ sẽ làm bởi vì mỗi kỳ bầu cử tổng thống là người dân lại náo nức đi làm điều đó.

“Không ai có quyền lãnh đạo một người khác ngoài sự cho phép của người đó” – tổng thống Thomas Jefferson nói.

Nước Mỹ vẫn chờ đợi nhân dân Mỹ chửi bới Obama là 1 tổng thống tồi trong vòng nhiệm kỳ 4 năm…vì nước Mỹ không mong chờ Obama là 1 tổng thống vĩ nhân… nhưng nước Mỹ
trông chờ Obama là 1 tổng thống phục vụ vì quyền lợi dân chúng và mục đích nhân bản nơi nhiều sắc dân cùng sống phát triển hòa hợp của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.


Dzu KaKa VangAnh
viết nhân ngày Obama nhậm chức tổng thống Mỹ

Tổng kết năm 2008…10 sự kiện nổi bật của năm

19/1/09 mất HS 35 năm…VN cần 1 tư duy Biển Đông

Huỳnh Ngọc Sỹ đang được Lê Thanh Hải bí thư TPHCM chạy án

Tu nghiệp sinh ơi ! Buồn thay thân phận của kiếp người VN

Có 1 con rồng chầu phương Bắc

Khóc hoa…

Bóng đá VN lần 2 vô địch Đông Nam Á

Công An Nhân Dân bóp vú giáo dân…

journalismCông cụ thống kê và báo cáo web

19/1/09 mất HS 35 năm…VN cần 1 tư duy Biển Đông

January 19, 2009

Bạn nào chưa xem thì vào link

Có 1 con rồng chầu phương Bắc

Cùng với những đòi hỏi và những hành động đối với Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Quốc còn thể hiện quyết tâm đòi hỏi phần lớn diện tích Biển Đông.

Phần Biển Đông mà họ đòi hỏi nằm trong các đường gạch nối trên Biển Đông, được đưa ra đầu tiên vào năm 1947, có hình chữ U hay hình lưỡi bò và do vậy thường được gọi là “đường lưỡi bò” hay “ranh giới lưỡi bò”. Phần diện tích trong đường lưỡi bò này chiếm khoảng 75% diện tích trên Biển Đông, để lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, và Việt Nam, tức mỗi nước được trung bình 5%.

Năm 1992, Trung Quốc ký hợp đồng thăm dò vùng Tư Chính – Vũng Mây với công ty Crestone. Năm 2007, Trung Quốc đưa ra quy định theo đó tất cả bản đồ Trung Quốc phải vẽ ranh giới lưỡi bò này. Cũng năm 2007, Trung Quốc áp lực tập đoàn dầu khí BP phải ngưng hợp tác với Việt Nam trong hai vùng dầu khí Mộc Tinh, Hải Thạch.

Năm 2008, Trung Quốc vẽ ranh giới lưỡi bò vào bản đồ rước đuốc Olympic và Paralympic, nhưng sau đó gỡ ra khỏi bản đồ rước đuốc Olympic trên trang web chính thức sau khi có tiếng nói phản đối từ phía Việt Nam gửi đến Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế.

Tháng 7 năm 2008, Trung Quốc áp lực ExxonMobil không được hợp tác với Việt Nam trong vùng biển hợp pháp của Việt Nam. Tháng 11 năm 2008, Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc công bố dự án có vốn 29 tỷ USD để khảo sát và khai thác trên Biển Đông.

Những sự kiện trên cho thấy sự quyết tâm và leo thang của Trung Quốc trong việc thực hiện chủ trương đó.

Trước một chủ trương “không thể chấp nhận được” như vậy, Việt Nam phải đối phó thế nào? Câu trả lời đầu tiên là, mặc dù các biện pháp đối phó hẳn phải khác với trong quá khứ, chúng ta phải đối phó với một sự tích cực không kém tổ tiên chúng ta. Đối phó có thể bao gồm phương cách nhu, nhưng không được nhu nhược.


Tất nhiên, về cơ bản và lâu dài, Việt Nam phải có nền kinh tế và quốc phòng vững mạnh. Việc xây dựng kinh tế và quốc phòng là điều cơ bản nhất để bảo vệ đất nước. Nhưng đây cũng là nhiệm vụ mang tính dài hạn, cốt yếu trong bất kỳ hoản cảnh nào, thời đại nào, không chỉ khi có tranh chấp trên Biển Đông. Vì thế, chúng tôi xin đưa ra một số vấn đề cụ thể khác mà có thể bắt đầu ngay từ bây giờ.


Cần một tư duy Biển Đông


Ở Trung Quốc, sau khi thất trận ở phương Nam dưới thời Lê Lợi, nhà Minh lâm vào khủng hoảng kinh tế. Các Nho thần bảo thủ thời ấy bèn viện dẫn lời đức Thánh Khổng là “cha mẹ còn tại thế mà mình đi xa thì là bất hiếu!” để nói rằng chẳng có lý do gì khiến ta phải giong buồm ra biển. Sau khi Trịnh Hoà qua đời và được thủy táng trong chuyến hải hành thứ bảy, Minh Tuyên Đức ra lệnh cấm đóng tàu viễn dương, không ai được có tàu có quá ba cột buồm. Từ cái lệnh gọi là “hải cấm” ấy, từ giữa thế kỷ 15 trở đi Trung Quốc bế quan tỏa cảng và thu vét phương tiện phòng thủ để chỉ là cường quốc lục địa, không có tư duy hải dương.

Sau khi TQ bị các nước khác tấn công từ biển và sau khi bị Nhật thôn tính
một số đảo, tư duy hải dương của Trung Quốc đã ra đời. Nhờ có tư duy này, ở Biển Đông, đến nay Trung Quốc đã phát triển rất mạnh về ý thức, đội ngũ nghiên cứu, nhất quán tích cực.



Trong khi đó, cho tới gần đây, nói chung VN vẫn chỉ nhắc tới Hoàng Sa, Trường Sa, mặc dù những đòi hỏi của Trung Quốc trên Biển Đông liên quan đến cả những vùng biển nằm ngoài tầm ảnh hưởng của Hoàng Sa và Trường Sa theo Công ước Liên hợp quốc về luật biển. Nói cách khác, có nhiều đòi hỏi của Trung Quốc trên Biển Đông không liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa.

Vì thế, chúng ta phải tích cực xây dựng một tư duy Biển Đông. Từ đó, phải có một đội ngũ hùng hậu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến biển, chiến lược biển, xây dựng một ý chí quốc gia, nâng cao ý thức và kiến thức về Biển Đông.

Chiến lược ngoại giao và truyền thông


Là nước nhỏ, trong chiến lược của chúng ta phải tận dụng biện pháp ngoại giao. Tuy không nên tin rằng nếu Trung Quốc tiến chiếm một số đảo của Việt Nam thì sẽ có nước nào đó giúp chúng ta, nhưng phải nhìn nhận là ngoại giao có trọng lượng trên bàn cân “chiếm hay không” của Trung Quốc. Chúng ta phải tăng tối đa trọng lượng này.

Trong chiến lược ngoại giao của ta phải có quyền lợi gì cho các nước khác. Tốt nhất là chiến lược ngoại giao của chúng ta có khía cạnh giúp những nước khác giành cho họ những quyền lợi không phải của ta.

Hơn nữa, việc tuyên truyền và thu hút sự quan tâm trên phương diện quốc tế cũng vô cùng quan trọng cho việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Mặc dù có cơ sở rất yếu về phương diện lịch sử và pháp lý đồi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc đã và đang tiến hành công cuộc tuyên truyền về chủ quyền của họ đối với quần đảo này.

Dù yêu sách đường lưỡi bò của họ hoàn toàn vô lý, và mặc dù việc Trung Quốc tiến hành thăm dò và khai thác trên khu vực này là “không thể chấp nhận được”, phần lớn các hãng tin quốc tế, khi đưa tin về dự án này, đã không đả động gì tới thực tế là vùng biển này đang bị tranh chấp.

Vì vậy, bằng con đường truyền thông và ngoại giao, cần vận động sự quan tâm và ủng hộ của dư luận quốc tế cho một giải pháp công bằng và hoà bình cho các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Quốc tế sẽ ủng hộ chúng ta khi thấy công lý và lẽ phải thuộc về chúng ta, cũng như thấy được quyền lợi của họ từ những giải pháp công bằng và hòa bình đó.

Đường lưỡi bò của Trung Quốc xâm phạm đến chủ quyền của các nước khác trong ASEAN. Do vậy, trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam cần phải tận dụng ưu thế thành viên của mình để vận động cho một tiếng nói chung. Ngoài ra, trong việc hội nhập ASEAN cũng như trong việc xây dựng Cộng đồng Kinh tế Đông Á, Việt Nam cần phải giữ thế chủ động.

Phương diện pháp lý

Trong thế giới văn minh hiện nay, pháp luật đã trở thành nền tảng cho ứng xử giữa các quốc gia. Việt Nam, là nước nhỏ, cần phải tận dụng phương tiện và lý luận luật pháp để bảo vệ chủ quyền của mình. Việt Nam cần đào tạo và huy động các chuyên gia luật quan tâm và tham gia vào việc bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông.

Đi vào một số chi tiết, đối với Hoàng Sa, Trường Sa, những sự kiện lịch sử trước năm 1954 đã xác lâp chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này theo công pháp quốc tế.

Theo giáo sư luật quốc tế người Pháp Monique Chemillier-Gendreau, các lập luận của Trung Quốc dựa trên những sự kiện lịch sử trước thế kỷ 20 đều không có giá trị trên diện công pháp quốc tế[1]. Đối với Hoàng Sa, các lập luận của Trung Quốc trước năm 1954 thua kém lập luận của Việt Nam[2]. Đối với Trường Sa, lập luận của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý và chỉ biện hộ cho chính sách mở rộng lãnh thổ trên biển[3].

Đối với các vùng biển không thuộc về Hoàng Sa hay Trường Sa, ranh giới lưỡi bò đe doạ chủ quyền của Việt Nam ở ngay cả những vùng biển không liên quan tới những vùng này. Việt Nam cần phải tách vấn đề chủ quyền đối với những vùng biển này ra khỏi tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa để:

(1) Trung Quốc không thể dùng tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa để nguỵ trang cho ý đồ lưỡi bò của họ;

(2) chúng ta có thể thực thi chủ quyền đối với những vùng biển này trong khi Hoàng Sa, Trường Sa còn bị tranh chấp; và

(3) nếu chủ quyền trên những vùng biển này đã được giải quyết thì sức ép trên chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa sẽ giảm xuống rất nhiều.

Phát huy sức mạnh của toàn dân tộc




Trong hơn 60 năm qua kể từ khi Trung Quốc công bố bản đồ lưỡi bò khoanh 75% Biển Đông một cách mập mờ vào năm 1947 cho tới nay, Việt Nam chưa thực sự phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc trong việc bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông. Đây là một thiệt thòi tương tự như việc chiến đấu trong khi một tay bị buộc sau lưng.

Trong hoàn cảnh hiện nay, dân tộc Việt Nam cần phải vượt qua những cách biệt và Nhà nước cần phải tạo điều kiện để phát huy sức mạnh tổng thể của toàn dân trong việc đấu tranh chống lại những hành động “không thể chấp nhận được” từ phía Trung Quốc.

Ngày 9/12/2008, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nhấn mạnh tại Hội nghị Quân chính toàn quân: “Phải tiếp tục làm cho toàn quân, toàn dân nhận thức đầy đủ hơn về mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam XHCN trong điều kiện mới.”

Để có thể phát huy sức mạnh của toàn dân, cần phải có một Quy tắc ứng xử chung về Biển Đông giữa Nhà nước và nhân dân và giữa các cộng đồng người Việt Nam với nhau. Quy tắc này không cần phải là luật, chỉ cần là một thoả thuận bất thành văn, được nhiều cá nhân và hội nhóm công khai tôn trọng.

Nếu không có một quy tắc ứng xử chung về Biển Đông cho dân tộc Việt Nam, dù quy tắc đó chỉ là một sự thông cảm bất thành văn, thì nhân dân và Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục ứng phó trong tình trạng một tay bị buộc chặt sau lưng, trong khi Trung Quốc càng ngày càng tiến xa, tiến mạnh với yêu sách và hành động để biến 75% Biển Đông thành “biển lịch sử” của họ.



***

Ngày nay, Việt Nam đứng trước một sự đe doạ nguy hại cho tương lai lâu dài của dân tộc.

Khác với trong quá khứ, sự đe doạ này tiến triển rất chậm, nhưng càng ngày càng nghiêm trọng, qua nhiều thập niên, có thể nói là cả thế kỷ.


Nhiều khi sự đe doạ này rất nhẹ nhàng, dường như không có, nhiều khi có những động thái phi bạo lực, tương đối ít khi tiến tới bằng bạo lực. Nhưng chúng ta đừng để sự nhẹ nhàng, chậm rãi này làm chúng ta coi thường hay thờ ơ. Nếu sự đe doạ này đi tới đích của nó thì hậu quả cho đất nước sẽ vô cùng trầm trọng. Chúng ta phải ứng phó sự đe doạ này với một sự tích cực không kém gì tổ tiên ta đã từng giữ nước.

Lê Minh Phiếu – Dương Danh Huy (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông)

Tổng kết năm 2008…10 sự kiện nổi bật của năm

Huỳnh Ngọc Sỹ đang được Lê Thanh Hải bí thư TPHCM chạy án

Tu nghiệp sinh ơi ! Buồn thay thân phận của kiếp người VN

Bóng đá VN lần 2 vô địch Đông Nam Á

Khóc hoa…

Trung Quốc đã đưa đoàn báo chí VN sang thăm Thác Bản Giốc

Trung Quốc đưa đoàn Thanh niên Việt nam đến thăm đảo Trường Sa?

Ghi âm sứ quán VN ở Châu Âu, Mỹ trả lời về biểu tình HSTS

Các bên không được làm phức tạp tình hình Biển Đông…Góp sức vì Biển Đông

journalismCông cụ thống kê và báo cáo web

Tổng kết năm 2008…10 sự kiện nổi bật của năm

January 17, 2009

Trước hết VA xin cám ơn tất cả các bạn đã cung cấp tin tức, và ủng hộ TTXVA trong suốt năm qua.

TTXVA rất vui đã cống hiến thông tin và tạo kết nối…thành quả có được do nhiều nguồn tin tức của bloggers và sự ủng hộ của các bạn

Entry lên nhiều báo, blogs, diễn đàn nhất

Công An tống tình nữ sinh viên được xem là vụ án ly kỳ nhất

Các báo trong nước đều khai thác, các diễn đàn bàn luận sôi nổi. Khi vụ án kết thúc, nhiều người còn bàng hoàng nghi ngờ sự kiện có thật này và cho đó là 1 trò đùa vì sự kiện bùng nổ xuất phát từ 1 entry do VA up lên vào đúng ngày Cá tháng Tư với nhiều tình tiết liêu trai…

149,187 bạn nghe trực tiếp từ audio do VangAnh up lên…và không thể thống kê hết số lượng audio được reupload tại nhiều diễn đàn (tình hình là cái máy đếm này lâu rồi không đếm tiếp nữa )

Các báo đưa tin ban đầu có để logo blog VangAnh, hình này do 1 bạn gửi cho VA khi VA phàn nàn là sao chẳng thấy báo nào ghi tên blog VA cả…hhehehe…hình chụp mờ vậy sao thấy chữ? Nhưng mà có còn hơn không

Các báo khai thác tin tức sau đó thì không đề cập gì đến blog VA nhưng logo blog VA thì gần như xuất hiện trên các diễn đàn

Một lần nữa VA xin cám ơn các nhà báo đã giúp đưa vụ án này ra công luận

Entry kỷ lục 1017 comment

Với 1017 comment, Nỗi Nhục mang tên Việt Nam vượt qua mức kỷ lục khá lâu 964 cm của entry Giấc mơ VangAnh

hehehe…entry này nhiều bạn mới đọc cái tiêu đề thì đã nổi máu yên hùng…entry này có lẽ dự báo khởi đầu cho nhiều sự kiện liên tiếp bùng nổ trong năm liên quan đến “nỗi nhục”

Video Clip gây sốc nhất

Clip gây sốc: Mại dâm trẻ em Campuchia. Sốc hơn khi những đứa trẻ này nói tiếng Việt 546cm

Entry dự báo kinh hoàng: TTCK sụp đổ
Chứng khoán gục ngã

entry này VA đăng ngày hôm trước thì ngày hôm sau TTCK sập sàn…TTCK phải đóng cửa suốt 1 tuần sau đó

Photobucket

Entry dự báo lạm phát được đánh giá hay nhất

The image “https://i0.wp.com/www.vnmedia.vn/images_upload/small_93123.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.
Entry chửi thề hay nhất

hehehe…vì lý do kỹ thực..bi h mới cám ơn Mr. Xoăn

entry Chửi thề hay nhất đặc biệt có chĩa ngón tay giữa của Mr. Xoăn….giải thik lun cho các bạn théc méc là theo văn hóa phương Tây dịch sang tiếng Đan mạch là “Đm TQ!”

Entry dị đoan nhất


mình vừa đăng entry này thì Võ Văn Kiệt chết mới ghê

Sét đánh trên kinh thành Huế điềm báo điều gì? 172cm

Sét đánh cổng thành An Hòa: VVK = Phan Văn Hòa 137cm

Phóng sự chống tham nhũng

Huỳnh Ngọc Sỹ và Lê Thanh Hải

Huỳnh Ngọc Sỹ đang được Lê Thanh Hải bí thư TPHCM chạy án 216cm

Huỳnh Ngọc Sĩ nhận hối lộ 820,000 USD. Mức án tử hình 153cm

Tu nghiệp sinh ơi ! Buồn thay thân phận của kiếp người VN 143cm

Mỹ truy tố 4 người vì hối lộ quan chức VN 215cm

Tại sao trưởng BTC Dương Xuân Nam muốn làm con tốt thí? 205cm

Quan chức Đức bị khởi tố có đưa hối lộ Việt Nam 143cm

cấm báo chí Nhật đăng tin Huỳnh Ngọc Sĩ nhận hối lộ 225cm

Sự kiện chấn động “Ngoại trưởng Bỉ” của VN Airlines 329cm

Phóng sự lịch sử gây sóng gió nhất

Bác Hồ có con? Ảnh Hồ Chí Minh và đứa trẻ 269cm

bức thư “Bác Hồ Gửi Vợ” đăng trên Báo Tuổi Trẻ 282cm

vợ thứ 2 có xin đám cưới của Hồ Chí Minh: Nguyễn Thị Minh Khai 843cm

vợ có đám cưới của HCM, quốc tịch Trung quốc Tăng Tuyết Minh 590cm

Giang Hồ dậy sóng đã đi đến tập thứ 4…Hiện đã có nhiều tài liệu…VA sẽ cố gắng tổng kết tiếp tục sự kiện, hứa hẹn nhiều sóng gió...

Phóng sự gây tranh cãi nhiều nhất

Người mặc áo trắng cầm bình xịt hơi cay giấu sau lưng đứng chung với nhóm CA

Công An Nhân Dân bóp vú giáo dân 227cm

Blog VangAnh trả lời phỏng vấn của RFA 373cm

Tòa TGM bị cựu chiến binh bạo động 618cm

Không phải lúc nào cũng “Như có Bác” 449cm

Khủng bố tu viện bằng âm thanh 388cm

Câu nói TGM được báo chí dẫn trong 1 ngữ cảnh khác! 584cm

Audio: Nguyên văn phát biểu của TGM Ngô Quang Kiệt 692cm

Giáo xứ TH: Những câu hỏi Tại sao? 489cm

Nhà báo AP bị đánh rách da đầu vì chụp hình ở TKS 553cm

Tượng Mẹ bị tạt mỡ và mắm tôm 268cm

Giáo xứ Thái Hà: Sai lầm của truyền thông VN 266cm

Ảnh người xịt hơi cay vào trẻ em đứng chung với CA 415cm

Wall Street Journal: Đàn áp Thái Hà 456cm

Bài xích tôn giáo vs ổn định xã hội 234cm

Giáo xứ Thái Hà bị tấn công bằng hơi cay 685cm

Video: Đại Sứ Quán Mỹ đến gặp giáo dân 440cm

cảnh sát dùng dùi cui đánh vào mặt giáo dân 320cm

Giáo xứ Thái hà: nguyên nhân và lối thoát 226cm

Phóng sự báo chí VN

Quyền TBT báo ĐĐK: Đinh Đức Lập từng gian dối sử dụng 2 bằng cấp giả 143cm

“Tại sao?” và số phận của phó TBT báo Tuổi Trẻ Bùi Thanh 153cm

Blog VA trên truyền hình SBTN: Phạt tội “chống đối nhà nước”? 125cm

Số báo của báo KH&ĐS bị thu hồi với nguy cơ bị kỷ luật 111cm

Báo Dân trí: toàn dân hãy lên tiếng đòi đa nguyên đa đảng 173cm

Cái Poll trên VnE. Công văn KHẨN của TCT viễn thông Quân Đội 182cm

Bóng đen đằng sau ”vụ án báo chí” 108cm

Phóng viên nội chính. Tại Sao Phải Bắt? 134cm

rất nhiều bài viết… VA không lấy links hết được…

Phóng sự về TQ

Các bên không được làm phức tạp tình hình Biển Đông…Góp sức vì Biển Đông 102cm

Có 1 con rồng chầu phương Bắc…30 Năm Trước… 152cm

TQ công bố dự án dầu khí khổng lồ. Quỹ Nghiên cứu Biển Đông 116cm

Trung Quốc đã đưa đoàn báo chí VN sang thăm Thác Bản Giốc 267cm

Trung Quốc đưa đoàn Thanh niên Việt nam đến thăm đảo Trường Sa? 260cm

Biểu tình của sinh viên VN trên đài TH Trung Quốc 280cm

Truyền đơn biểu tình ngày 14/9 tại ĐSQ TQ của sinh viên VN 168cm

phản đối “kế hoạch tấn công VN trong 31 ngày” trên mạng TQ 237cm

Ghi âm sứ quán VN ở Châu Âu, Mỹ trả lời về biểu tình HSTS 260cm

Phóng sự cá nhân hấp dẫn nhất

Giấc mơ VangAnh… 964cm

VangAnh là con gái hay con trai? 301cm

VangAnh và bệnh tương tư 200cm

Audio: Chuyện tình Thiên Sầu và VangAnh 180cm

Không còn Vàng Anh…Tâm sự của những bạn “chống phản động” 200cm

Blog VA trên báo trong, ngoài nước, quốc tế

Năm vừa qua là năm TTXVA và blog VA thường xuyên xuất hiện trên các trang tin điện tử. VA chỉ đăng 1 số trang tin tiêu biểu…

Thực hư chuyện bảo vệ xô xát với nữ sinh viên váy ngắn

Phóng sự ảnh
bảo vệ Trường ĐH KT tấn công nữ SV ăn mặc “gợi cảm”

vanganh1

Số đẹp

QCM 90909

QCM 88,888

Comment của entry thực sự hơn 42,015…nhưng vì VA đã xóa gần 200 entry của scandal Vàng Anh…với trung bình từ 10-30 cm/entry…

chúc các bạn liên quan đến vụ án không còn nhớ đến những phiền toái cũ…

Tiếp nối

xu hướng hiện thời là các blogs thiên về thông tin đại chúng nhiều hơn thông tin cá nhân, và mục đích giao lưu tăng

Có nhiều thư và câu hỏi về các blog có tên VA…VA có để blast trả lời vài lần…VA chỉ có 1 blog này mà thôi!!! Tuy nhiên VA chúc các bạn blog VA khác đều vui

tin tức các bạn gửi message cho VA tại blog này…hình ảnh, file, audio, video gửi mail cho VA tại ttx.vanganh@yahoo.com. Thx

Câu view

heheh…blog server chơi câu view kiểu này mới độc…để cái tên blog với cái tag với mục đích ai lên net search TTXVA là vô mấy trang này…cả tranh chi chít vài trăm cái links quảng cáo

phải thu tiền bản quyền TTXVA mới được

10 sự kiện của năm 2008

Một năm đầy khó khăn và sóng gió cho người dân VN, các nhà báo, các blogger Việt biểu tình chống TQ đã qua…Nhưng theo dự đoán kinh tế không mấy khả quan trong năm 2009…đồng thời sẽ khó khăn hơn cho blogs Việt trong tình hình bị quản lý sắp tới…

ngày vui có thể không kéo dài, buổi tiệc blogger có thể thu hẹp…nhưng những dấu ấn, sự sôi nổi của blogger Việt không ai có thể xóa đi được…


VA xin được tri ân các bạn đã đến với blogs và mong được các bạn tiếp tục ủng hộ

Chúc các bạn năm mới nhiều niềm vui, sức khỏe, và hạnh phúc


VangAnh

journalismCông cụ thống kê và báo cáo web

Tu nghiệp sinh ơi ! Buồn thay thân phận của kiếp người VN

January 15, 2009

Tu nghiệp sinh ơi ! Buồn thay thân phận của kiếp người VN. Mấy tuần nay dân mạng và ngoài mạng xôn xao về cái chuyện Tu nghiệp sinh VN ở Nhật dính vào đường dây ăn cắp hàng mỹ phẩm của các nhân viên Hàng Không VN. Dân Việt chửi họ làm mất thể diện quốc gia cũng có, dân Nhật chửi họ là bọn ăn cắp cũng có. Vậy Tu nghiệp sinh là gì ?

Cái vụ Tu nghiệp sinh này thì em hơi bị rành , nên để em kể đầu dây mối nhợ cho các bác nghe.

Số là cái thời ông thủ tướng Murayama thuộc Đảng Xã Hội, Đảng thiên tả, của Nhật sau bao nhiêu năm tranh đấu mới giành được cái chính phủ Nhật. Công việc đầu tiên của ông ta sau khi cầm quyền là đi xin lỗi các nước Á châu bị phát xít Nhật xâm lược trong cuộc chiến Thái Bình Dương tức thế chiến 2.

Ông ta làm một vòng bắt đầu từ Singapore cho đến chặng cuối là Việt nam để đi xin lỗi và bồi thường chiến tranh. Ông ta đi đến đâu nghe dân chúng các nước chửi đến đó và ký giấy bồi thường chiến phí cho đủ các nước mệt nghỉ, nhưng khi đến VN thì hội đàm cả buổi với ông Đỗ Mười thì không nghe nhắc gì đến cái chuyện đòi xin lỗi và bồi thường chiến tranh cả. Vậy là lão già MuraYama lờ luôn cái chuyện xin lỗi và bồi thường cho dân VN.

Báo Asahi của Nhật lúc đó viết bài bình luận và chê rằng đám cố vấn cho ông Đỗ Mười dốt quá không hiểu được nội tình của nước Nhật.Nếu mà họ cố vấn ngon lành thì dân Nhật phải è lưng ra trả thuế để mà đền bù cho 2 triệu người VN bị chết đói do nguyên nhân phát xít Nhật gây ra.

Mà phải công nhận là các cán bộ ngoại giao VN dưới thời ông Vũ Dũng làm Đại sứ VN ở Nhật dốt thật, chẳng có ông nào biết tiếng Nhật cả, nên chắc không đọc được báo chí và hiểu chuyện của Nhật. Không thấy ông Đỗ Mười đòi hỏi gì nên bố già Mura Yama mới chuyển sang đề nghị tạo tình hữu nghị cho thanh niên Nhật -Việt bằng cách Nhật và VN hàng năm sẽ trao đổi thanh niên với nhau để tìm hiểu văn hóa , Nhật bản sẽ hỗ trợ đào tạo chuyên viên cho VN dưới tên gọi là Đào tạo TU NGHIỆP SINH. Tức là lão ta chơi trên cơ Đỗ Mười , dùng từ giúp đỡ chứ không phải là bồi thường. Mà các bạn biết rồi , với dân ngoại giao thì cái mặt mũi và chữ nghĩa quan trọng lắm.

Từ cái vụ này mới đẻ ra cái vụ TU NGHIỆP SINH.

Mục đích chính của chương trình đào tạo Tu nghiệp sinh là chính phủ Nhật viện trợ, giúp cho VN đào tạo chuyên gia trong các lĩnh vực nghề sản xuất, đồng thời giúp các xí nghiệp Nhật lúc đó đang thiếu trầm trọng nhân công.

Nhật bản vừa được cả 2 cái lợi là giải quyết việc thiếu hụt nhân lực và được mang tiếng là giúp đỡ VN trên mặt ngoại giao.

Theo tinh thần của hiệp định lúc đó thì Tu nghiệp sinh sẽ học và làm việc ở Nhật là 3 năm. Sau khi sang Nhật trong 10 tháng đầu tiên sẽ là huấn nghệ và họ sẽ nhận tiền trợ cấp huấn nghệ là 70000 yen/ tháng ( bây giờ thì lên 80000/ tháng). Sau 10 tháng huấn nghệ nếu thi đậu bằng nghề của Nhật thì sẽ được chuyển sang tư cách gọi là “Thực Tập Sinh” , được trả lương tương đương với mức lương người Nhật tập sự trong vòng 26 tháng còn lại. Bộ ngoại giao và Bộ lao Động Nhật trực tiếp quản lý chương trình Tu Nghiệp Sinh thông qua một tổ chức của chính phủ là JITCO. Thái Lan cũng được ký hiệp định hỗ trợ Đào tạo Tu nghiệp sinh giống y chang VN.

Cái vấn đề này đúng ra thì rất hay nhưng mà chính phủ VN mình dốt quá, tiền chẵn không lấy chỉ mong đi lượm tiền lẽ nên sau này mới lùm xùm , tèm nhem đủ chuyện.

Theo người Nhật thì để đào tạo một tên công nhân từ chỗ mới ra trường Đại học cho đến lúc có bằng nghề làm được việc thì họ mất khoảng 200000USD cho khoảng 3 năm.

Chính phủ Thái lan hiểu điều này nên khi đưa người đi tu nghiệp ở Nhật thì họ chọn lựa những sinh viên giỏi, những kỹ sư có kiến thức sang Nhật để học những kỹ thuật mà họ chưa có, hoặc chưa bằng Nhật. Ví dụ cái nghề chế tạo khuôn mẫu để đúc kim loại hay nhựa hoặc công nghệ xe hơi. Chính phủ Thái họ quản lý rất chặt, các tu nghiệp sinh trước khi đi thì họ yêu cấu phía Nhật phải cho họ cái list các công ty tiếp nhận tu nghiệp sinh, sau đó họ sẽ cữ nhân viên Đại sứ quán đến điều tra cái công ty Nhật đó đúng kỹ thuật mà họ cần không, điều kiện lao động có an toàn cho con em họ không. Nếu công ty quá nhỏ hoặc không có kỹ thuật họ cần thì họ loại sổ. Sau khi tu nghiệp sinh Thái lan sang Nhật thì nhân viên chính phủ Thái hàng tháng họ sẽ đến tận công ty để kiểm tra đời sống sinh hoạt , học tập của con em họ và nếu như bị người Nhật hà hiếp hoặc đào tạo không đúng chức năng thì lập tức họ kiến nghị Bộ ngoại giao Nhật cho ngừng ngay lập tức và họ chuyển qua công ty khác hay trường học khác. Các tu nghiệp sinh này sau khi về nước thì được trọng dụng đúng với ngành nghề họ đã được đào tạo bài bản ở Nhật. Với chính sách quản lý chặt chẽ và lo cho dân như vậy nên chỉ sau 14 năm thì bây giờ ngành gia công khuôn mẫu cho công nghệ xe hơi của Thái lan đã vượt qua mặt Hàn Quốc, được xếp vào danh sách cường quốc gia công khuôn mẫu đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Nhật, 80% khuôn mẫu và sản phẩm đúc của công nghệ xe hơi Nhật hiện được làm ở Thái lan với số nhân tài ưu tú được đào tạo từ Nhật. Cái tiền đào tạo 200000 USD/ người của Nhật kể như người Thái nuốt trọn, họ đúng là chọn con đường lấy tiền chẵn.

Quay lại VN thì sao, chính phủ Việt Nam thì lợi dụng chương trình này để xuất khẩu lao động và thông qua chương trình xuất khầu lao động để kiếm tiền quản lý, tức là cái đầu của các quan chức Bộ Lao Động và thương binh X
ã hội cũng như Bộ giáo dục Đào tạo VN chỉ mới ở mức tính chuyện lượm tiền lẽ, không có tầm nhìn xa và chiến lược phát triển nhân tài như Thái Lan. Cái từ Xuất khẩu lao động tự nó đã là phản cảm , có tính chất buôn người rồi. Chắc chỉ có ở VN con người được xếp ngang hàng với hàng hóa nên mới có chữ Xuất khẩu Lao Động.

Thông thường thì Tu nghiệp sinh sang Nhật thì toàn bộ chi phí họ không phải trả gì hết. Hãng Nhật tiếp nhận tu nghiệp sinh cũng sẽ được chính phủ trả tiền trợ cấp cho công việc huấn nghệ.

Thế nhưng , ở VN một người muốn sang Nhật làm tu nghiệp sinh thì phải trả chi phí môi giới cho các quan chức cán bộ của các công ty xuất khẩu lao động thuộc Bộ lao động thương binh xã hội VN như SULECO, SOVILACO v.v..mà số tiền phí môi giới này không rẻ khoảng 10000USD đến 20000USD, họ phải thế chấp sổ đỏ cho các quan chức cán bộ hoặc cho các công ty này. Rút cuộc số tiền họ bỏ ra chỉ chạy vào túi cán bộ thôi chứ nhà nước VN cũng chẳng được mấy đồng bạc. Nếu không chạy phí môi giới thì còn khuya mới được đi vì có lẽ không có bao nhiêu người đủ tiêu chuẩn để đưa đi đào tạo theo đúng nghĩa của danh từ TU NGHIỆP.

Sau khi sang Nhật thì chính phủ VN kể như đem con bỏ chợ, mặc tình tụi bây sống sao kệ bây. Từ đây mới đẻ ra chuyện các nghiệp đoàn Nhật tiếp nhận tu nghiệp sinh.

Bời vì chính phủ VN không trực tiếp quản lý tu nghiệp sinh như kiểu Thái lan nên thông thường SULECO hay SOVILACO sẽ ký hợp đồng với một công ty môi giới việc làm nào đó của Nhật. Theo luật lao động của Nhật thì các công ty môi giới việc làm không được nhận tu nghiệp sinh nên các công ty này mới đẻ ra cái gọi là nghiệp đoàn nhận TU NGHIỆP SINH (tiếng Nhật gọi là KENSHUSEI UKEIRE KUMIAI) có trách nhiệm nhận và phân phối tu nghiệp sinh đến các công ty tiếp nhận huấn nghệ và quản lý họ thay cho cơ quan JITCO của chính phủ, một hình thức lách luật.

Hiện tượng buôn người và bóc lột xảy ra từ đây. Các nghiệp đòan này nhận tu nghiệp sinh mà không cần biết người đó có tư cách của tu nghiệp sinh hay không , phía VN tìm được bao nhiêu, thì nhận bấy nhiêu. Sau đó bắt đầu bán các tu nghiệp sinh này cho các công ty nhỏ sắp phá sản hoặc không đủ tiền mướn công nhân Nhật, hoặc đưa bán đổi chác qua các công ty thứ 3 thứ tư nào đó. Họ vừa ăn tiền ủy thác quản lý của JITCO, vừa nhận tiền bán người ( tiền môi giới lao động) từ công ty nhận lao động. Các công ty nhận lao động này sẽ bắt các tu nghiệp sinh làm việc như nô lệ mà họ không cần phải sợ Luật Lao Động của Nhật bởi vì cảnh sát có bắt thì họ nói là họ giúp VN huấn nghệ, họ là tu nghiệp sinh chứ không phải là người Lao Động nên không bị chi phối bởi luật Lao Động. Nếu em nào không chịu nổi cảnh bị bắt làm như nô lệ phải bỏ trốn thì số tiền này họ tịch thu , SULECO va SOVILACO ăn trọn, chưa tính tới

Số tiến trợ cấp hàng tháng 80000 yen này thì các công ty xuất khẩu lao động VN nhờ bọn nghiệp đoàn môi giới lao động của Nhật chận thu 50% gửi vào trương mục ngân hàng của SULECO hay SOVILACO ở Nhật cộng với tiền gọi là tiền quản lý phí khoảng 10000 yen (khoảng 100USD) hàng tháng gửi về phía VN. Nếu em nào không chịu nổi cảnh bị bắt làm như nô lệ phải bỏ trốn thì số tiền này họ tịch thu , SULECO va SOVILACO ăn trọn… chưa tính tới sổ đỏ nhà cửa bị thế chấp họ sẽ phát mãi ở VN với lý do gọi là bồi thường cho phía Nhật, thực ra cái vụ này không có trong hiệp định.

Sau khi mỗi tu nghiệp sinh bị trừ hết 50000 yen thì chỉ còn 30000 yen để sinh sống, nếu may mắn gặp công ty cho ở nhà không lấy tiền thì còn sống được, nếu bị công ty bắt trả tiền nhà , điện ga , nước thì kể như không đủ mua mì gói mà sống.

Bộ Lao Động và Thương Binh xã hội Vn sợ mất thị trường xuất khẩu Lao Động nên cách đây 5 năm đã cử tên Nguyễn Gia Liêm sang Nhật với danh nghĩa Cố vấn ,Bảo vệ quyền lợi cho tu nghiệp sinh VN , nhưng mà tên này thì không biết tiếng Nhật, lại bị bọn nghiệp đoàn môi giới người mua chuộc đã quay ra hà hiếp và báo cáo cho người Nhật biết những tu nghiệp sinh nào có ý định bỏ trốn hay chịu không nổi cực khỗ để họ canh chừng.

Tên Liêm này còn bày cho bọn nghiệp đoàn cách buộc các tu nghiệp sinh phải nộp Passport và thẻ ngoại kiều cho bọn Nhật giữ để khỏi còn cơ hội trốn chạy.

Các tu nghiệp sinh sau này sang Nhật đều bị bắt ký một tờ giấy là :

“Tôi nguyện giao Hộ chiếu và thẻ ngoại kiều nhờ Nghiệp đoàn A,B,C, gì đấy giữ hộ vì sợ làm mất” là từ cái trò mất dạy của tên đại diện Bộ Lao Động Thương Binh Xã hội Vn này mà ra , cũng như tiền 50% bị trưng thu hàng tháng cũng phải ký vào tờ giấy gọi là nhờ giữ hộ.

Sau 10 tháng huấn nghệ thực chất là làm nô lệ không công cho bọn này thì các tu nghiệp sinh sẽ được bọn này diễn hề bằng cách cho tổ chức thi lấy bằng nghề. Thực ra thì chả có thi cử gì ráo, bọn nghiệp đoàn quản lý tu nghiệp sinh này sẽ kết hợp với các công ty tráo người của họ vào thi , hoặc là mớm cách thi cho các tu nghiệp sinh trong trường hợp có nhân viên của JITCO đến giám sát, xong rồi báo cáo lên JITCO là đã tổ chức xong cuộc thi với kết quả em A,B,C nào đó đậu và JITCO gửi bằng chứng nhận nghề xuống. Cái bằng này không phải là bằng kỹ thuật quốc gia nên nhiều khi cái ông đại diện của JITCO tới cuộc thi cho có mặt.

Vậy là xong 26 tháng còn lại là các tu nghiệp sinh được chuyển sang thân phận gọi là “Thực tập sinh”.

Trên nguyên tắc thực tập sinh cũng không phải là người lao động nhưng được nhận lương thực tập giống như các nhân viên tập sự người Nhật. Thường thì các hãng Nhật sẽ trả cho họ mức lương thấp nhất theo luật Lao động tức là cái lương vừa đủ để sống nếu không bị trừ các khoản thuế, bả
o hiểm và hưu trí (thực tập sinh VN cũng bị bắt đóng bảo hiểm hưu trí của Nhật), bảo hiểm sức khỏe ở Việt nam (cái này là hình thức nhà nước bóc lột họ vì nếu họ có bệnh ở Nhật trong thời gian làm việc thì bảo hiểm của VN cũng không trả cắc nào cả), thông thường lương này khoảng bằng 1/4 hay 1/5 lương thấp nhất của người lao động Nhật khoảng 100000 đến 130000 yen nhưng phải bắt trả tiền sinh hoạt phí ở công ty cũng như tiền trả cho nghiệp đoàn môi giới Nhật và tiền quản lý phí của VN. Mức lương này nếu bị trừ 50% và tiển quản lý phí tăng lên thì sau khi trừ hết mỗi người chỉ còn khoảng 40000yen.

Ở Nhật giá gạo khoảng 300 yen / kg, thì đủ mua 10kg gạo và chút xíu thịt để ăn mà sống. Điều này bắt buộc họ muốn sống còn thì phải trốn ra ngoài làm chuyện gian như cái vụ tham gia vào đường dây ăn cắp của hàng không VN mới đây chẳng hạn.

Hiện tại theo chỗ tôi biết thì cảnh sát tỉnh Saitama phía bắc Tokyo còn giữ một xác chết của một tu nghiệp sinh VN cả năm nay vì anh ta bị chết do tai nạn lao động nhưng mà công ty xuất khẩu lao động VN sợ trách nhiệm và tiền chi phí chở xác về rất cao nên không chịu lãnh.

Tòa đại sứ VN thì rất vô trách nhiệm ,không những không bảo vệ công dân của mình mà bọn này chuyên môn nhũng nhiễu làm tiền tu nghiệp sinh nếu ai lỡ dại chịu không nỗi bỏ trốn không thể lấy lại hộ chiếu từ bọn Nhật được thì muốn lấy tờ giấy thế cho hộ chiếu để về Vn thì phải chung chi khoảng 50000 yen đến 100000 yen mới mong có giấy tờ tạm để trở về nước.

Tu nghiệp sinh VN khác với tu nghiệp sinh Thái lan ở chỗ họ không còn là con người khi đã bước chân lên máy bay. Họ là một con súc vật kéo cày để trả món nợ ở quê nhà, để đầy túi tham của bọn quan chức cán bộ trong Bộ Lao Động Thương Binh Xã hội, để làm giàu cho bọn buôn người ở Nhật đã cấu kết ăn chia chặt chẽ với các quan chức VN.

Tu nghiệp sinh ơi ! Trên chữ tu nghiệp của bạn có vảng vất hồn ma của 2 triệu người chết đói năm Ất Dậu. Buồn thay thân phận của kiếp người VN.

Minh T






Có 1 con rồng chầu phương Bắc

Sinh Viên kêu gọi chính quyền giúp thủ tục đưa Tăng Quốc Bình bị sát hại về VN

Khóc hoa…

CAGT đạp vào đầu dân bị đập nát xe và đánh hội đồng ở Gia Kiệm

Công An Nhân Dân bóp vú giáo dân…

Công An bắn vào dân giữ đất ở Kiên Giang. 9 người bị thương

Vì tôi là dân đen!

Nỗi nhục mang tên Việt Nam + trả lời của tác giả bài + ý kiến của Trang Hạ

Clip gây sốc: Mại dâm trẻ em Campuchia. Sốc hơn khi những đứa trẻ này nói tiếng Việt.

Huỳnh Ngọc Sỹ đang được Lê Thanh Hải bí thư TPHCM chạy án

journalismCông cụ thống kê và báo cáo web

Sinh Viên kêu gọi chính quyền VN giúp thủ tục đưa Tăng Quốc Bình bị sát hại về VN

January 13, 2009














posted trên diễn đàn x-cafevn

Huỳnh Ngọc Sỹ đang được Lê Thanh Hải bí thư TPHCM chạy án

Có 1 con rồng chầu phương Bắc

Khóc hoa…

14 tuổi có yêu được không? Méc Má?

Công An Nhân Dân bóp vú giáo dân…

Các bên không được làm phức tạp tình hình Biển Đông…Góp sức vì Biển Đông

CAGT đạp vào đầu dân bị đập nát xe và đánh hội đồng ở Gia Kiệm

Movie: The Curious Case Of Benjamin Button

Bóng đá VN lần 2 vô địch Đông Nam Á

journalismCông cụ thống kê và báo cáo web

Movie: The Curious Case Of Benjamin Button

January 11, 2009

PG-13 rating symbol
PG-13 – Parents Strongly Cautioned Some material may be inappropriate for children under 13. May contain moderate language, some explicit nudity, intense violence and/or gore, or mild drug content.

Cấm trẻ em dưới 13 tuổi.

xem phim online tại đây tại đây

download phim tại đâytại đây

vô trang này download phần mềm bit torrent, cài vào máy…sau đó download token của phim ở link trên

IMDB: On the day that Hurricane Katrina hits New Orleans, elderly Daisy Williams nee Fuller is on her deathbed in a New Orleans hospital. At her side is her adult daughter, Caroline. Daisy asks Caroline to read to her aloud the diary of Daisy’s lifelong friend, Benjamin Button.

Benjamin’s diary recounts his entire extraordinary life, the primary unusual aspect of which was his aging backwards, being born an old man who was diagnosed with several aged diseases at birth and thus given little chance of survival, but who does survive and gets younger with time.

Abandoned by his biological father, Thomas Button, after Benjamin’s biological mother died in childbirth, Benjamin was raised by Queenie, a black woman and caregiver at a seniors home. Daisy’s grandmother was a resident at that home, which is where she first met Benjamin.

Although separated through the years, Daisy and Benjamin remain in contact throughout their lives, reconnecting in their forties when in age they finally match up.

Some of the revelations in Benjamin’s diary are difficult for Caroline to read, especially as it relates to the time past this reconnection between Benjamin and Daisy, when Daisy gets older and Benjamin grows younger into his childhood years.

Có 1 con rồng chầu phương Bắc

Khóc hoa…

Huỳnh Ngọc Sỹ đang được Lê Thanh Hải bí thư TPHCM chạy án

Các bên không được làm phức tạp tình hình Biển Đông…Góp sức vì Biển Đông

TQ đưa đoàn báo chí VN sang TQ thăm thác Bản giốc

CAGT đạp vào đầu dân bị đập nát xe và đánh hội đồng ở Gia Kiệm

Quyền TBT báo ĐĐK vừa bổ nhiệm: Đinh Đức Lập từng gian dối sử dụng 2 bằng cấp giả

Nghi vấn gian lận ở cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia”

Bóng đá VN lần 2 vô địch Đông Nam Á

journalismCông cụ thống kê và báo cáo web