Posts Tagged ‘trungquoc’

19/1/09 mất HS 35 năm…VN cần 1 tư duy Biển Đông

January 19, 2009

Bạn nào chưa xem thì vào link

Có 1 con rồng chầu phương Bắc

Cùng với những đòi hỏi và những hành động đối với Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Quốc còn thể hiện quyết tâm đòi hỏi phần lớn diện tích Biển Đông.

Phần Biển Đông mà họ đòi hỏi nằm trong các đường gạch nối trên Biển Đông, được đưa ra đầu tiên vào năm 1947, có hình chữ U hay hình lưỡi bò và do vậy thường được gọi là “đường lưỡi bò” hay “ranh giới lưỡi bò”. Phần diện tích trong đường lưỡi bò này chiếm khoảng 75% diện tích trên Biển Đông, để lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, và Việt Nam, tức mỗi nước được trung bình 5%.

Năm 1992, Trung Quốc ký hợp đồng thăm dò vùng Tư Chính – Vũng Mây với công ty Crestone. Năm 2007, Trung Quốc đưa ra quy định theo đó tất cả bản đồ Trung Quốc phải vẽ ranh giới lưỡi bò này. Cũng năm 2007, Trung Quốc áp lực tập đoàn dầu khí BP phải ngưng hợp tác với Việt Nam trong hai vùng dầu khí Mộc Tinh, Hải Thạch.

Năm 2008, Trung Quốc vẽ ranh giới lưỡi bò vào bản đồ rước đuốc Olympic và Paralympic, nhưng sau đó gỡ ra khỏi bản đồ rước đuốc Olympic trên trang web chính thức sau khi có tiếng nói phản đối từ phía Việt Nam gửi đến Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế.

Tháng 7 năm 2008, Trung Quốc áp lực ExxonMobil không được hợp tác với Việt Nam trong vùng biển hợp pháp của Việt Nam. Tháng 11 năm 2008, Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc công bố dự án có vốn 29 tỷ USD để khảo sát và khai thác trên Biển Đông.

Những sự kiện trên cho thấy sự quyết tâm và leo thang của Trung Quốc trong việc thực hiện chủ trương đó.

Trước một chủ trương “không thể chấp nhận được” như vậy, Việt Nam phải đối phó thế nào? Câu trả lời đầu tiên là, mặc dù các biện pháp đối phó hẳn phải khác với trong quá khứ, chúng ta phải đối phó với một sự tích cực không kém tổ tiên chúng ta. Đối phó có thể bao gồm phương cách nhu, nhưng không được nhu nhược.


Tất nhiên, về cơ bản và lâu dài, Việt Nam phải có nền kinh tế và quốc phòng vững mạnh. Việc xây dựng kinh tế và quốc phòng là điều cơ bản nhất để bảo vệ đất nước. Nhưng đây cũng là nhiệm vụ mang tính dài hạn, cốt yếu trong bất kỳ hoản cảnh nào, thời đại nào, không chỉ khi có tranh chấp trên Biển Đông. Vì thế, chúng tôi xin đưa ra một số vấn đề cụ thể khác mà có thể bắt đầu ngay từ bây giờ.


Cần một tư duy Biển Đông


Ở Trung Quốc, sau khi thất trận ở phương Nam dưới thời Lê Lợi, nhà Minh lâm vào khủng hoảng kinh tế. Các Nho thần bảo thủ thời ấy bèn viện dẫn lời đức Thánh Khổng là “cha mẹ còn tại thế mà mình đi xa thì là bất hiếu!” để nói rằng chẳng có lý do gì khiến ta phải giong buồm ra biển. Sau khi Trịnh Hoà qua đời và được thủy táng trong chuyến hải hành thứ bảy, Minh Tuyên Đức ra lệnh cấm đóng tàu viễn dương, không ai được có tàu có quá ba cột buồm. Từ cái lệnh gọi là “hải cấm” ấy, từ giữa thế kỷ 15 trở đi Trung Quốc bế quan tỏa cảng và thu vét phương tiện phòng thủ để chỉ là cường quốc lục địa, không có tư duy hải dương.

Sau khi TQ bị các nước khác tấn công từ biển và sau khi bị Nhật thôn tính
một số đảo, tư duy hải dương của Trung Quốc đã ra đời. Nhờ có tư duy này, ở Biển Đông, đến nay Trung Quốc đã phát triển rất mạnh về ý thức, đội ngũ nghiên cứu, nhất quán tích cực.



Trong khi đó, cho tới gần đây, nói chung VN vẫn chỉ nhắc tới Hoàng Sa, Trường Sa, mặc dù những đòi hỏi của Trung Quốc trên Biển Đông liên quan đến cả những vùng biển nằm ngoài tầm ảnh hưởng của Hoàng Sa và Trường Sa theo Công ước Liên hợp quốc về luật biển. Nói cách khác, có nhiều đòi hỏi của Trung Quốc trên Biển Đông không liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa.

Vì thế, chúng ta phải tích cực xây dựng một tư duy Biển Đông. Từ đó, phải có một đội ngũ hùng hậu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến biển, chiến lược biển, xây dựng một ý chí quốc gia, nâng cao ý thức và kiến thức về Biển Đông.

Chiến lược ngoại giao và truyền thông


Là nước nhỏ, trong chiến lược của chúng ta phải tận dụng biện pháp ngoại giao. Tuy không nên tin rằng nếu Trung Quốc tiến chiếm một số đảo của Việt Nam thì sẽ có nước nào đó giúp chúng ta, nhưng phải nhìn nhận là ngoại giao có trọng lượng trên bàn cân “chiếm hay không” của Trung Quốc. Chúng ta phải tăng tối đa trọng lượng này.

Trong chiến lược ngoại giao của ta phải có quyền lợi gì cho các nước khác. Tốt nhất là chiến lược ngoại giao của chúng ta có khía cạnh giúp những nước khác giành cho họ những quyền lợi không phải của ta.

Hơn nữa, việc tuyên truyền và thu hút sự quan tâm trên phương diện quốc tế cũng vô cùng quan trọng cho việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Mặc dù có cơ sở rất yếu về phương diện lịch sử và pháp lý đồi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc đã và đang tiến hành công cuộc tuyên truyền về chủ quyền của họ đối với quần đảo này.

Dù yêu sách đường lưỡi bò của họ hoàn toàn vô lý, và mặc dù việc Trung Quốc tiến hành thăm dò và khai thác trên khu vực này là “không thể chấp nhận được”, phần lớn các hãng tin quốc tế, khi đưa tin về dự án này, đã không đả động gì tới thực tế là vùng biển này đang bị tranh chấp.

Vì vậy, bằng con đường truyền thông và ngoại giao, cần vận động sự quan tâm và ủng hộ của dư luận quốc tế cho một giải pháp công bằng và hoà bình cho các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Quốc tế sẽ ủng hộ chúng ta khi thấy công lý và lẽ phải thuộc về chúng ta, cũng như thấy được quyền lợi của họ từ những giải pháp công bằng và hòa bình đó.

Đường lưỡi bò của Trung Quốc xâm phạm đến chủ quyền của các nước khác trong ASEAN. Do vậy, trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam cần phải tận dụng ưu thế thành viên của mình để vận động cho một tiếng nói chung. Ngoài ra, trong việc hội nhập ASEAN cũng như trong việc xây dựng Cộng đồng Kinh tế Đông Á, Việt Nam cần phải giữ thế chủ động.

Phương diện pháp lý

Trong thế giới văn minh hiện nay, pháp luật đã trở thành nền tảng cho ứng xử giữa các quốc gia. Việt Nam, là nước nhỏ, cần phải tận dụng phương tiện và lý luận luật pháp để bảo vệ chủ quyền của mình. Việt Nam cần đào tạo và huy động các chuyên gia luật quan tâm và tham gia vào việc bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông.

Đi vào một số chi tiết, đối với Hoàng Sa, Trường Sa, những sự kiện lịch sử trước năm 1954 đã xác lâp chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này theo công pháp quốc tế.

Theo giáo sư luật quốc tế người Pháp Monique Chemillier-Gendreau, các lập luận của Trung Quốc dựa trên những sự kiện lịch sử trước thế kỷ 20 đều không có giá trị trên diện công pháp quốc tế[1]. Đối với Hoàng Sa, các lập luận của Trung Quốc trước năm 1954 thua kém lập luận của Việt Nam[2]. Đối với Trường Sa, lập luận của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý và chỉ biện hộ cho chính sách mở rộng lãnh thổ trên biển[3].

Đối với các vùng biển không thuộc về Hoàng Sa hay Trường Sa, ranh giới lưỡi bò đe doạ chủ quyền của Việt Nam ở ngay cả những vùng biển không liên quan tới những vùng này. Việt Nam cần phải tách vấn đề chủ quyền đối với những vùng biển này ra khỏi tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa để:

(1) Trung Quốc không thể dùng tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa để nguỵ trang cho ý đồ lưỡi bò của họ;

(2) chúng ta có thể thực thi chủ quyền đối với những vùng biển này trong khi Hoàng Sa, Trường Sa còn bị tranh chấp; và

(3) nếu chủ quyền trên những vùng biển này đã được giải quyết thì sức ép trên chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa sẽ giảm xuống rất nhiều.

Phát huy sức mạnh của toàn dân tộc




Trong hơn 60 năm qua kể từ khi Trung Quốc công bố bản đồ lưỡi bò khoanh 75% Biển Đông một cách mập mờ vào năm 1947 cho tới nay, Việt Nam chưa thực sự phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc trong việc bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông. Đây là một thiệt thòi tương tự như việc chiến đấu trong khi một tay bị buộc sau lưng.

Trong hoàn cảnh hiện nay, dân tộc Việt Nam cần phải vượt qua những cách biệt và Nhà nước cần phải tạo điều kiện để phát huy sức mạnh tổng thể của toàn dân trong việc đấu tranh chống lại những hành động “không thể chấp nhận được” từ phía Trung Quốc.

Ngày 9/12/2008, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nhấn mạnh tại Hội nghị Quân chính toàn quân: “Phải tiếp tục làm cho toàn quân, toàn dân nhận thức đầy đủ hơn về mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam XHCN trong điều kiện mới.”

Để có thể phát huy sức mạnh của toàn dân, cần phải có một Quy tắc ứng xử chung về Biển Đông giữa Nhà nước và nhân dân và giữa các cộng đồng người Việt Nam với nhau. Quy tắc này không cần phải là luật, chỉ cần là một thoả thuận bất thành văn, được nhiều cá nhân và hội nhóm công khai tôn trọng.

Nếu không có một quy tắc ứng xử chung về Biển Đông cho dân tộc Việt Nam, dù quy tắc đó chỉ là một sự thông cảm bất thành văn, thì nhân dân và Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục ứng phó trong tình trạng một tay bị buộc chặt sau lưng, trong khi Trung Quốc càng ngày càng tiến xa, tiến mạnh với yêu sách và hành động để biến 75% Biển Đông thành “biển lịch sử” của họ.



***

Ngày nay, Việt Nam đứng trước một sự đe doạ nguy hại cho tương lai lâu dài của dân tộc.

Khác với trong quá khứ, sự đe doạ này tiến triển rất chậm, nhưng càng ngày càng nghiêm trọng, qua nhiều thập niên, có thể nói là cả thế kỷ.


Nhiều khi sự đe doạ này rất nhẹ nhàng, dường như không có, nhiều khi có những động thái phi bạo lực, tương đối ít khi tiến tới bằng bạo lực. Nhưng chúng ta đừng để sự nhẹ nhàng, chậm rãi này làm chúng ta coi thường hay thờ ơ. Nếu sự đe doạ này đi tới đích của nó thì hậu quả cho đất nước sẽ vô cùng trầm trọng. Chúng ta phải ứng phó sự đe doạ này với một sự tích cực không kém gì tổ tiên ta đã từng giữ nước.

Lê Minh Phiếu – Dương Danh Huy (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông)


thx anh AC Arizona for pictures

Tổng kết năm 2008…10 sự kiện nổi bật của năm

Huỳnh Ngọc Sỹ đang được Lê Thanh Hải bí thư TPHCM chạy án

Tu nghiệp sinh ơi ! Buồn thay thân phận của kiếp người VN

Bóng đá VN lần 2 vô địch Đông Nam Á

Khóc hoa…

Trung Quốc đã đưa đoàn báo chí VN sang thăm Thác Bản Giốc

Trung Quốc đưa đoàn Thanh niên Việt nam đến thăm đảo Trường Sa?

Ghi âm sứ quán VN ở Châu Âu, Mỹ trả lời về biểu tình HSTS

Các bên không được làm phức tạp tình hình Biển Đông…Góp sức vì Biển Đông

journalismCông cụ thống kê và báo cáo web

Các bên không được làm phức tạp tình hình Biển Đông…Góp sức vì Biển Đông

January 9, 2009

Chung tay góp sức vì Biển Đông

Liên lạc LeMinhPhieu blog mới tại đây

Quỹ Nghiên cứu Biển Đông rất cần sự hợp tác của các bạn để cùng tiến hành một số dự án cụ thể trong khuôn khổ đấu tranh một cách hòa bình và duy lý của Quỹ.

Khi viết message hoặc mail, bạn vui lòng giới thiệu những thông tin cơ bản về bạn, link blog (nếu có). Các thông tin về bạn càng chi tiết, khả năng chấp nhận bạn vào nhóm CTV sẽ càng cao hơn.


Điều kiện để tham gia vào cộng tác viên? Rất đơn giản:


– Có ý muốn bảo vệ chủ quyền của Việt Nam và có khả năng tham gia vào những dự án của Quỹ (như đã nêu trên) ;


– Chấp nhận và tuân theo điều lệ, những quy định và sự phân công công việc của Quỹ (trong khả năng của mình) trong quá trình tham gia.


Việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông đang chờ sự đóng góp của các bạn.

Đến thăm blog mới của tác giả LeMinhPhieu tại đây

Có 1 con rồng chầu phương Bắc…30 Năm Trước…

Khóc hoa…

CAGT đạp vào đầu dân bị đập nát xe và đánh hội đồng ở Gia Kiệm

14 tuổi có yêu được không? Méc Má?

Bóng đá VN lần 2 vô địch Đông Nam Á

Công An Nhân Dân bóp vú giáo dân…

Công An bắn vào dân giữ đất ở Kiên Giang. 9 người bị thương

Huỳnh Ngọc Sỹ đang được Lê Thanh Hải bí thư TPHCM chạy án

journalismCông cụ thống kê và báo cáo web

Có 1 con rồng chầu phương Bắc…30 Năm Trước…

January 7, 2009

Có 1 con rồng chầu phương Bắc 2004

con rồng chầu hướng Bắc bằng gốm sứ TQ tại Đà Nẳng


Thx ảnh của Nông Dân Gió Lào

Có 1 con rồng chầu phương Bắc 2009?

Năm nay rồng chầu hướng Bắc sẽ đặt ở HN?

30 Năm Trước
Tự Sự Của Một Người Từng Là Lính…

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, khi vừa vào đến cổng trường, chúng tôi nhận được tin: Vào lúc mờ sáng, “Trung Quốc đã đem quân bắn giết dọc theo Biên giới 6 tỉnh phía Bắc nước ta”. Sáng ấy, nhiều đứa trong chúng tôi đi thẳng từ trường phổ thông đến ủy ban nhân dân xã. Chúng tôi đăng ký nhập ngũ mà không kịp nói một câu với chính cha mẹ của mình.

“Quân bành trước Bắc Kinh” đã kéo chúng tôi từ lớp học ra thẳng chiến trường. Nhưng, không hiểu sao nhà trường hôm nay, lại không nói gì về cuộc chiến tranh kéo dài thế giằng co hơn 10 năm ấy.

Ba mươi năm trước, những “đàn trẻ nhỏ”, chạy “từ Biên giới về”. Ba mươi năm sau, những đứa trẻ ấy lớn lên và biết:

Tháng 4/1956 nhân khi quân Pháp vừa rút khỏi Việt Nam, Trung Quốc, lúc này đã trở thành “xã hội chủ nghĩa anh em”, chiếm đảo lớn nhất thuộc Hoàng Sa. Ngày 19-1-1974, sau khi Trung Quốc ký Thông cáo chung Thượng Hải với Mỹ và sau Hiệp Định Paris 1973, Mỹ rút lui khỏi Việt Nam, Trung Quốc, vẫn đang là “xã hội chủ nghĩa anh em”, đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, giết 58 chiến sỹ Hải Quân Sài Gòn, chiếm đảo. Ngày 14-3- 1988, Trung Quốc lại tấn công một số đảo đá của Trường Sa giết hại 74 người lính Hải quân Việt Nam và, từ đó, chiếm luôn những hòn đảo ấy.

Rồi. Ngày 12-11-2008, Trung Quốc tuyên bố đầu tư 29 tỉ USD cho 1 dự án “khảo sát và khai thác Biển Đông”. Trong đó, bao gồm cả những biển đảo của Việt Nam mà Trung Quốc vẫn còn chiếm giữ.


Bốn tháng trước, 7-2008, khi hãng dầu khí Mỹ, ExxonMobil, hợp tác với Việt Nam trong một dự án thăm dò ở Nam Côn Sơn, TQ đã gây áp lực với ExxonMobil để họ phải rút lui.

Năm 2007, Trung Quốc đã gây áp lực buộc BP ngưng hoạt động trong dự án dầu khí có vốn đầu tư 2 tỷ USD với Việt Nam ở hai vùng Mộc Tinh, Hải Thạch.

Năm 1994, Trung Quốc phản đối hợp đồng dầu khí giữa Việt Nam và Mobil ở vùng Thanh Long. Chỉ hai năm sau khi họ ký hợp đồng thăm dò dầu khí với công ty Crestone ở vùng Vũng Mây-Tư Chính.

Tàu Trung Quốc “đi lại nghênh ngang” ngoài Biển Đông, trong khi, các dự án của Việt Nam thì phải cay đắng rút lui mà không làm gì được.


Thế hệ chúng tôi, lớn lên “dưới mái trường xã hội chủ nghĩa”, có nhiều sự kiện xảy ra ở Thủ đô, ở Biên giới và ngoài Biển mà chúng tôi không hề được biết.

Chúng tôi vẫn hát về Mao Trạch Đông như “mặt trời lên” khi mà “Bác Mao” lần lượt đem quân chiếm Hoàng Sa, rồi Trường Sa.

Chúng tôi hát, “núi liền núi, sông liền sông” khi mà nhiều ngọn núi, khúc sông đã không còn nữa.

Cho đến ngày 17-2… Được cầm súng, được “vạch mặt, chỉ tên” quân xâm lược cũng là hạnh phúc. Cho dù, nhiều khi ngẫm lại, sự thật chỉ được thông tin vừa lúc, đủ để chúng tôi tất tả lên đường.

Không như chúng tôi, các bạn trẻ hôm nay không ngồi chờ nhà trường “mớm” cho gì thì biết nấy. Nhưng bi kịch của họ lớn hơn…

Thật không dễ dàng gì khi biết một kẻ đang rình rập bên ta mà vẫn phải nghe họ xưng là “láng giềng tốt”; một kẻ đem tàu chiến sang giết người giữ đảo của ta vẫn xưng là “đồng chí tốt”; một kẻ dùng áp lực để đuổi đối tác tìm dầu của ta mà vẫn nhận là “bạn bè tốt”; một kẻ ngang nhiên hút dầu ngoài biển của ta mà vẫn phải gọi là “đối tác tốt”.

Khi tôi đang viết entry này thì đọc được trên blog Nông Dân Gió Lào, người Trung Quốc sẽ tổ chức một lễ hội hoa đăng ở Hà Nội, dự kiến bế mạc vào ngày 17-2 năm nay.

Nông Dân Gió Lào cũng dẫn tin trên Vietnamnet nói rằng, năm 2004, người Trung Quốc cũng đã tổ chức một lễ hội hoa đăng ở Đà Nẵng, khai mạc đúng vào ngày 19-1.

Năm ấy, họ kết 30 cụm hoa đăng, theo Nông Dân Gió Lào, ứng với 30 năm ngày Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, một huyện đảo thuộc về Đà Nẵng (19/1/1974- 19/1/2004). Có thể bởi “tình đồng chí” mà khi cấp phép, chính quyền địa phương đã không quan tâm lắm đến sự trùng hợp này.

Nhưng, Nông Dân Gió Lào cho rằng các “chú Tàu” thì không làm gì “ngẫu nhiên”, kể cả việc, hồi cuối tháng 11, họ cho tàu mang tên Trịnh Hòa, người mà họ nói là đã phát hiện ra Hoàng Sa và Trường Sa, cập vào Đà Nẵng.

Năm 1988, Trung Quốc đánh chiếm mấy đảo đá ở Trường Sa. Việt Nam chuyển sang đường lối quan hệ “đa phương”. Thật may mắn là Việt Nam đã không rơi vào tình thế “đơn phương” với một gã khổng lồ vừa đánh trộm vừa xưng là “anh em, đồng chí”.

Nhà nước có những lý do để cư xử với lân bang chín chắn. Nhưng, sự “bồng bột” của dân cũng cần thiết để sự thật, đôi khi, có cơ hội phơi bày. Người dân không bao giờ muốn chiến tranh, vì nếu nó xảy ra, chỉ có họ mới là người ra trận. Tôi đã nói chuyện với nhiều người dân ở Biên giới hồi tháng 3-1979. Tôi có nhiều người bạn là lính ở sư đoàn đóng quân tại Lạng Sơn trong ngày 17 tháng 2. Cái mà chúng ta nói là “chiến thắng” cũng đã phải trả bằng đầu rơi máu chảy.

Tôi có hơn 3 năm ở Campuchia trong giai đoạn chiến tranh, biết câu chuyện Khmer Đỏ chống lại Việt Nam chỉ 2 tuần sau khi nhờ Việt Nam mà có trong tay quyền bính. Biết, sau lưng Pol Pot có bàn tay của ai. Nhưng, tôi cũng đã gặp nhiều người Việt-Gốc-Hoa, trong số hơn 675 nghìn người Việt-Gốc-Hoa phải ra đi trong những năm sau 75, 78. Nhiều người lúc ấy không biết tiếng Hoa, nhiều người đã từ lâu coi mình là dân Việt. Nhiều người khi rời Việt Nam đã không chọn Trung Quốc như là tổ quốc. Vận nước, phải chăng đã không tránh được thế đối đầu? Trung Quốc năm nào cũng nhắc lại cuộc chiến 17-2-1979, tại sao Việt Nam lại không bàn về nó một cách công khai và rút ra bài học cho mình.

Tôi có mặt ở Hồ Gươm vào cái đêm bóng đá VN thắng Thái Lan ở lượt đi (24-12). Có mặt trên đường phố Sài Gòn ngay sau khi bóng đá VN vô địch (28-12). Đi trong thác lũ người tràn ra đường hôm ấy, nghĩ, chỉ bóng đá thôi ư mới có được sức mạnh thế này.

Ngay từ thế kỷ 19, khi mà lãnh thổ của một quốc gia vẫn còn có thể mở rộng bằng chinh phục, Định ước Berlin 1885 và Tuyên bố Lausanne 1888, đã nói: “Dùng vũ lực để chiếm giữ một vùng lãnh thổ đã có chủ là một hành động phi pháp”. Công ước của Liên hiệp quốc về luật biển (1982) cũng tái khẳng định tinh thần này. Chúng ta chưa có bom hạt nhân, chúng ta chưa có tàu to súng lớn. Đất nước ta rất nhỏ. Dân ta không nhiều. Sức mạnh của chúng ta chính là chủ quyền pháp lý.

Ba mươi năm đã trôi qua kể từ khi chúng tôi sục sôi tiến về Biên giới, đảo vẫn mất mà đất nước lặng im. Thầy giáo dạy sử ở trường lặng im. Báo chí văn chương lặng im… Tôi không rõ không khí ở trong các phòng họp căng thẳng ra sao. Chỉ biết, nếu ngồi đó, tôi sẽ lạnh lưng khi bên ngoài im lặng. Chỉ có sát cánh với nhân dân mới có thêm sức mạnh, đừng để cho từng chiếc đũa bị tách ra và bẻ gãy từ từ.

Osin


Khóc hoa…

Huỳnh Ngọc Sỹ đang được Lê Thanh Hải bí thư TPHCM chạy án

CAGT đạp vào đầu dân bị đập nát xe và đánh hội đồng ở Gia Kiệm

Bóng đá VN lần 2 vô địch Đông Nam Á

Công An Nhân Dân bóp vú giáo dân…

Công An bắn vào dân giữ đất ở Kiên Giang. 9 người bị thương

Audio tường thuật biểu tình chống TQ 6/12/08

Trung Quốc đã đưa đoàn báo chí VN sang thăm Thác Bản Giốc

journalismCông cụ thống kê và báo cáo web

Khóc hoa…

January 5, 2009

Em là bông hoa kỳ lạ
Anh là hòn ngọc sáng trong
Nếu là đã phải duyên nhau
Vì sao tình lại biến thành khói mây…

Gần đây XHVN dậy lên 1 hiện tượng dập vùi hoa…Lý do tại sao?

Vì lý do kinh tế: khủng hoảng, lạm phát mất giá trị đồng tiền khiến ngân sách gia đình sa sút trầm trọng để chi tiêu cho những giá trị nghệ thuật xa xỉ ngoài miếng cơm manh áo?

Vì lý do văn hóa: thiếu giáo dục tư tưởng tôn trọng những tác phẩm giá trị tinh thần vì XHVN không có gì để tôn thờ ngoài chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác Lê được nhồi nhét suốt 12 năm phổ thông và 4 năm đại học?

Vì lý do chính trị: thiếu sự “cho phép quan tâm” và “được phát biểu” các vấn đề quan trọng của đất nước … nên khuynh hướng XH chuyển sang “biểu tình” trong các sự kiện văn hóa thể thao hoặc đập phá những gì có thể mà không can tội chính trị phản động?

Vì lý do xã hội: tâm lý sống chà đạp vị kỷ để tiến lên trong điều kiện khắt khe của qui luật sinh tồn XHCN nên con người không có điều kiện để lên án các vấn đề vô đạo đức?

Khi những điều vô đạo đức được coi là điều bình thường trong 1 XH thì XH đó là XH gì?

Hình ảnh Táng Hoa Từ hiện về trong ký ức…

Hoa bay hoa rụng ngập trời,
Hồng phai hương lạt ai người thương hoa?

Vác mai rảo bước bước ra,
Lòng nào nỡ giẫm lên hoa thế này?

Tốt tươi xuân được mấy ngày,
Chốc đà phiêu dạt, bèo mây thêm sầu.
Nở rồi lại rụng đi đâu,
Người chôn hoa nh
ững rầu rầu đòi cơn.
Cầm mai lệ lại ngầm tuôn,
Dây trên cành trụi hãy còn máu rơi.

Tuy nhiên ở VN nếu để thời gian tiếc thương hoa là quá xa xỉ…khi nếu nước mắt là để khóc thì hãy để tiếc thương những căn nhà, hàng cây, ruộng vườn bị đập vật vã kéo xuống…những con người trong những căn nhà đó, trên những mãnh đất đó rồi số phận sẽ đi về đâu?

Khi nào trên các báo chí VN và blog sẽ tràn ngập những hình ảnh những căn nhà hộ dân bị đập xập không thương tiếc?

Khi nào trên các báo chí VN và blog sẽ tràn ngập những hình ảnh những con người vô vọng lăn xả vào máy ủi để ngăn cản những đội quân CA giải tỏa cưỡng chế?

Khi nào trên các báo chí VN và blog sẽ tràn ngập những hình ảnh những con người cầm biểu ngữ dầm sương phơi nắng ngày này qua ngày khác trước văn phòng Thủ tướng, toàn nhà quốc hội, nơi tiếp dân của Trung Ương ĐCS, các tòa án UBND?

Khi nào trên các báo chí VN và blog sẽ tràn ngập những hình ảnh những người con VN bị CAVN dùng dùi cui điện đánh đập, nổ súng…rượt đuổi, khởi tố, bắt giam chỉ vì cố công lưu lại phương tiện mưu sinh và 1 mái nhà che mưa che nắng cuối cùng?

Ở phương diện tầm quản lý “kinh tế vĩ mô” người ta có thể lấy đi bất cứ thứ gì mà người ta cho là “cần đến”…

Thì ở phương diện tầm quản lý “kinh tế vi mô” người ta chả nhẽ lại không có quyền ngắt 1 cánh hoa?

Nước mắt VN chỉ nên rơi cho hoa khi người VN biết rơi lệ khóc thương cho người VN kháctrong khi chờ đợi sinh mệnh của chính mình bị cái “hệ thống quản lý vĩ mô” kia chiếu cố tới? Khi mà căn nhà của chính mình chưa
rơi vào tầm ngắm của các nhà lãnh đạo VN “qui hoạch” ? Khi mà căn nhà
của chính mình chưa bị các nhà lãnh đạo VN-TQ “qui hoạch cắm mốc” theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt để đóng góp tích cực đối với hòa bình, ổn định và phát triển khu vực?

Nước mắt VN chỉ nên rơi cho hoa khi người VN không còn cảnh nhà tan hoang, nước trôi dạt…

còn bây giờ đối với XHVN thì…

Những cánh hoa ơi Ngươi chỉ là đồ xa xỉ.

Giờ hoa rụng có ta chôn cất,
Chôn thân ta chưa biết bao giờ.
Chôn hoa người bảo ngẩn ngơ,
Sau này ta chết, ai là người chôn?

Xuân 09, VangAnh

vh

CAGT đạp vào đầu dân bị đập nát xe và đánh hội đồng ở Gia Kiệm

Huỳnh Ngọc Sỹ đang được Lê Thanh Hải bí thư TPHCM chạy án

Công An Nhân Dân bóp vú giáo dân…

Công An bắn vào dân giữ đất ở Kiên Giang. 9 người bị thương

TBT Tuổi Trẻ và Thanh Niên chính thức mất chức…

14 tuổi có yêu được không? Méc Má?

Bóng đá VN lần 2 vô địch Đông Nam Á

journalismCông cụ thống kê và báo cáo web